Niềng Răng Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì【BS.Giải Đáp】
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp cải thiện hàm răng không đều, hô, móm hoặc thưa. Trong quá trình này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, giúp giảm đau, bảo vệ niềng và đảm bảo kết quả tốt nhất. Vậy khi niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết.
Tại sao cần chú trọng việc ăn uống khi niềng răng?
Khi niềng răng trong thời gian đầu, các bộ phận trong miệng (má, môi, nướu, lưỡi) chưa thích ứng với các khí cụ như mắc cài, dây cung… nên sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn nhai, giao tiếp… do sự ma sát, vướng víu. Sau khi gắn mắc cài, dây cung sẽ có sự tác động lên răng tạo lực siết để răng di chuyển nên khiến người niềng cảm thấy đau nhức, ê âm ỉ… Để giảm đau nhức, khi ăn uống bạn cần sử dụng những thực phẩm dễ nhai, mềm để tránh gây tổn thương trong miệng.
Ngoài ra, khi gắn khí cụ, răng và hàm sẽ yếu hơn do mắc cài và dây cung gắn ở răng để kéo và điều chỉnh răng về đúng vị trí. Cho nên, bạn càng phải chú ý nhiều hơn trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, tránh phát sinh thêm bệnh lý cũng như kiêng những món ăn khiến bạn phải dùng sức nhai nhiều.
Một thói quen ăn uống đúng cách có thể giúp bạn:
- Ngăn ngừa được những rủi ro bung tuột mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha
- Giảm đau nhức, rút ngắn thời gian niềng răng vì rơi mắc cài tốn thời gian niềng lại
- Việc niềng răng còn giúp bạn có thể tập được thói quen ăn uống nhẹ nhàng hơn, tính ăn chậm nhai kỹ, kiên nhẫn trong khi ăn, giảm được các bệnh về đường tiêu hóa, tập được cách ăn uống đảm bảo khoa học đầy đủ dinh dưỡng.
Người mới niềng răng nên ăn gì?
Khi mới niềng hoặc sau mỗi lần siết dây cung, răng thường đau nhức và yếu hơn. Lúc này, bạn nên chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai:
Thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa
- Cháo, súp: Cung cấp năng lượng, dễ nuốt và không cần nhai nhiều.
- Sinh tố, nước ép: Bổ sung vitamin, giúp răng và nướu khỏe mạnh.
- Sữa chua: Giàu canxi, tốt cho sức khỏe răng miệng.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng
- Trứng, cá: Nguồn protein giúp tái tạo mô răng và lợi.
- Đậu phụ: Mềm, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho người niềng răng.
- Rau củ hấp chín: Như bí đỏ, khoai tây, cà rốt để dễ nhai hơn.
Các món ăn dễ nhai
- Bánh mềm: Bánh mì sandwich, bánh bông lan không quá dai.
- Cơm nát: Hoặc các món cơm trộn với nước dùng để dễ nuốt.
Người mới niềng răng kiêng ăn gì?
Để bảo vệ mắc cài và tránh gây đau, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm cứng và dai
- Kẹo cứng, các loại hạt: Dễ làm bung mắc cài, dây cung.
- Thịt dai, mực khô: Khó nhai, gây áp lực lên răng.
- Đá lạnh: Nhai đá không chỉ làm hỏng mắc cài mà còn gây ê buốt răng.
Thực phẩm dính
- Kẹo cao su, kẹo dẻo: Bám vào mắc cài, khó vệ sinh.
- Caramel, mứt dẻo: Gây khó khăn trong việc làm sạch răng.
Đồ ăn chứa nhiều đường và axit
- Nước ngọt, nước có gas: Gây mòn men răng và làm yếu cấu trúc răng.
- Bánh kẹo ngọt: Tăng nguy cơ sâu răng nếu không làm sạch kỹ.
Cách nhai khi niềng răng
Việc ăn nhai trong quá trình niềng răng, đặc biệt là niềng mắc cài sẽ tương đối khó khăn. Vì vậy, bên cạnh việc cắt nhỏ thức ăn ra thì người niềng răng cũng cần chú ý những cách nhai sau:
Bước 1: Chia nhỏ thức ăn
Việc cắt thức ăn thành những phần nhỏ sẽ giúp giảm áp lực mà răng phải chịu trong quá trình nhai xé thức ăn. Điều này giúp hạn chế bung, gãy và tuột mắc cài. Đồng thời, việc chia nhỏ thức ăn giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn.
Bước 2: Nhai bằng răng hàm
Răng hàm (hay răng cối) là phần răng đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính, vì vậy cũng chỉ có răng hàm mới có thể chịu được áp lực của niềng răng khi nhai. Hạn chế sử dụng răng cửa và các răng nanh trong việc ăn nhai, đặt biệt là giai đoạn đầu khi niềng răng. Lúc này răng còn khá nhạy cảm, việc ăn nhai mạnh sẽ khiến răng có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Bước 3: Ăn chậm nhai kỹ
Dưới tác động từ lực siết của mắc cài kết hợp với việc ăn nhai quá mạnh sẽ khiến răng đau nhức, ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp làm dịu cơn đau hiệu quả. Đồng thời, việc ăn chậm và nhai kỹ cũng sẽ giúp hạn chế trường hợp bung và tụt mắc cài khi ăn.
Những lưu ý cho người niềng răng
Ngoài các lưu ý niềng răng xong nên ăn gì, kiêng gì thì bệnh nhân cũng nên lưu ý 1 số vấn đề sau đây để quá trình điều trị mang đến kết quả tốt nhất!
– Lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng điều trị. Gần đây, nhiều trường hợp niềng răng giá rẻ, kém chất lượng khiến thẩm mỹ rằng không được cải thiện mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đang khiến cộng đồng làm đẹp dậy sóng. Việc chọn cơ sở điều trị chất lượng là vô cùng cần thiết, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ trước khi hậu quả đáng tiếc xảy ra
– Lưu ý kiêng ăn gì khi niềng răng cũng nên tìm hiểu kỹ. Tránh để cơ thể thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Việc đeo mắc cài sẽ khiến thức ăn dễ bám lại, khó vệ sinh, do đó bệnh nhân cần lưu ý trang bị đủ các loại thiết bị, dụng cụ vệ sinh cho niềng răng như tăm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, bàn chải điện hoặc tăm nước (tùy điều kiện)
– Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần để loại bỏ mảng bám.
– Theo lịch hẹn bác sĩ mỗi tháng để kết quả đạt được tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về niềng răng chỉnh nha, bạn có thể để lại thông tin cho Nha Khoa ST Dentist hoặc liên hệ trực tiếp Hotline 0898.909.333 để được tư vấn miễn phí nha.
>> Xem thêm: Niềng Răng Bao Lâu Thì Được Ăn Cơm