Niềng Răng Bao Lâu Thì Ăn Được Cơm【BS.Tư Vấn】
Niềng răng là quá trình chỉnh nha dài hạn, và những ngày đầu đeo niềng có thể gây khó chịu, đặc biệt trong việc ăn uống. Vậy sau khi niềng răng bao lâu thì ăn được cơm? Cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha!
Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?
Niềng răng bao lâu ăn thì ăn cơm còn phụ thuộc từng giai đoạn:
Giai đoạn 1: 2 tuần đầu mới gắn mắc cài
Trong khoảng từ 1 – 2 tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu và đôi khi gặp phải các cơn đau ê buốt do lực tác động từ mắc cài lên răng. Đây là giai đoạn mà việc ăn cơm và các thức ăn cứng sẽ trở nên khó khăn, thậm chí có thể làm tăng cảm giác đau nhức.
Vì vậy lúc này bác sĩ thường khuyên nên ăn những món ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp hay sinh tố để giảm áp lực lên răng, hạn chế khó chịu.
Giai đoạn 2: Chỉnh dây cung, thay chun
Giai đoạn chỉnh dây cung, thay chun có thể gây ê buốt, đau nhức kéo dài khoảng 1 – 3 ngày. Sau thời gian này bạn có thể ăn cơm trở lại, tuy nhiên, nên chọn những món ăn mềm như cơm nhão, cơm nếp hoặc cơm trộn với canh để giảm áp lực lên răng.
Các biện pháp giảm đau nhức giúp người niềng ăn cơm được
Ngoài chế độ ăn uống và cách ăn hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số biện pháp giúp giảm đau hiệu quả sau khi niềng răng để đảm bảo quá trình ăn uống được diễn ra thuận lợi hơn:
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha loãng để làm sạch khoang miệng;
- Bôi sáp nha khoa ở phần mắc cài, dây cung để giảm lực ma sát. Nhờ đó, giảm cảm giác đau nhức khi các khí cụ này sẽ cọ xát với môi và má trong.
- Không sờ tay vào vùng nướu hoặc vùng răng mới gắn mắc cài. Điều này, sẽ trường hợp bị kích ứng hoặc đau nhức.
- Nhai chậm rãi trong giai đoạn đầu mới niềng răng, hạn chế để hàm dưới và hàm trên không va chạm vào nhau. Nhờ đó, hạn chế cảm giác đau do kích thích.
Những lưu ý giúp niềng răng có thể ăn cơm bình thường, nhanh chóng
- Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nhai: Nên ưu tiên chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp, sữa chua, trái cây nghiền và sinh tố để giảm cảm giác đau nhức.
- Không ăn thực phẩm cứng: Tránh các loại thực phẩm cứng, dai hoặc giòn như kẹo, bánh mì cứng và các loại hạt.
- Cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn: Các loại thực phẩm như thịt, rau củ nên được thái lát mỏng hoặc cắt thành từng miếng nhỏ để dễ dàng tiêu thụ.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để giảm đau và tránh tình trạng mắc thức ăn vào mắc cài và dây cung. Khi bạn ăn chậm, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và giảm thiểu áp lực lên răng.
- Tránh thức ăn nhiều đường và gas: Thức uống có gas và nhiều đường như nước ngọt, soda, và các loại đồ uống ngọt làm tăng nguy cơ sâu răng, dễ dàng tạo mảng bám gây ố vàng.
Trên đây là những thông tin có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm”. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến niềng răng hoặc muốn biết thêm về dịch vụ niềng răng, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0898.909.333 hoặc đến trực tiếp phòng khám Nha khoa ST Dentist để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
>> Xem thêm: Vệ Sinh Răng Niềng