Nâng xoang – Kỹ thuật trước khi cấy ghép Implant
Nâng xoang là một kỹ thuật trong cấy ghép Implant, được bác sĩ chỉ định thực hiện trước khi tiến hành cấy ghép implant. Nâng xoang được áp dụng thực hiện cho các đối tượng bệnh nhân có xương hàm chưa đạt tỷ lệ tiêu chuẩn trong cấy ghép implant.
I. KHI NÀO CẦN NÂNG XOANG?
Nâng xoang được tiến hành thực hiện khi mà xương hàm ở vùng răng trong của bệnh nhân bị tiêu quá nhiều, hoặc bệnh nhân có tình trạng xoang hàm xuống sát đỉnh sóng hàm trên. Nhìn chung, xoang hàm bị thoái hóa dần do các nguyên nhân sau:
- Mất răng lâu ngày và không thực hiện các giải pháp phục hình nha khoa thích hợp.
- Nhổ răng do viêm nha chu hay nhiễm trùng xương.
- Cấu trúc xoang hàm xuống sát đỉnh sóng hàm trên.
II. TÁC DỤNG CỦA VIỆC NÂNG XOANG
Độ dày của xương hàm chính là vấn đề trở ngại trong cấy ghép implant. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của ca cấy ghép. Khi bệnh nhân bị mất răng trong một thời gian quá lâu, hay bị nha chu…thì xoang hàm sẽ bị tiêu đi hoặc mỏng dần. Mà xoang hàm càng mỏng thì càng ảnh hưởng xấu tới việc cấy ghép implant. Bởi vậy, trong cấy ghép implant, việc ghép xương, nâng xoang là một điều cần thiết đối với những bệnh nhân có xoang quá mỏng hoặc xương quá ngắn. Cụ thể:
- Nâng xoang hàm sẽ làm tăng kích thước chiều ngang xoang hàm trên để thuận lợi cho việc ghép xương trước khi cắm ghép.
- Sau khi nâng xoang, kích thước trụ Implant đặt vào đủ độ dài và tiêu chuẩn nên ổn định vững chắc trong xương hàm.
- Ngăn chặn các biến chứng đào thải như trụ Implant bị rơi ra hoặc là đâm thủng vách xoang hàm.
Thông thường việc nâng xoang hay đi kèm với việc nâng xương. Nhưng không phải trường hợp nào nâng xoang cũng đi kèm với nâng xương. Phải tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân hoặc tùy thuộc vào vị trí ghép xương nữa.
Chống chỉ định với những trường hợp sau đây:
- Trường hợp xoang không lành mạnh, có nguy cơ bị viêm nhiễm, viêm xoang hơi cấp tính.
- Trường hợp có sự bất thường nhẹ ở xoang (cần điều trị xoang trước khi nâng xoang).
- Trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện chụp phim x-quang tổng quát đánh giá vị trí cần thực hiện. Nếu khoảng xương giữa hàm và xoang không đủ để cố định một trụ Implant thích hợp, bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang, ghép xương để có thể đạt yêu cầu cấy ghép.
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NÂNG XOANG
- Đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch để bộc lộ xương. Sau đó cắt bỏ một phần xương bộc lộ, theo dạng hình tròn. Vị trí tương ứng với phần xương được cắt bỏ này sau đó được nâng vào trong xoang hàm. Nó đóng vai trò như một cửa sập, và khoảng trống bên dưới được lấp đầy bởi vật liệu ghép xương.
- Bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân lựa chọn vật liệu dùng để ghép xương, giúp tái tạo lại phần xương và mô đã mất.
- Sau khi bác sĩ thực hiện nâng xoang và ghép xương thì vết thương sẽ được đóng kín lại. Đợi vết thương lành thì mới bắt đầu thực hiện cấy ghép implant. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải chờ từ 4 tháng – 1 năm cho vết thương lành hẳn. Và khi đó, các mô, xương được tái tạo cũng như có độ vững chắc, có thể nâng đỡ các trụ implant.
Nâng xoang cũng như ghép xương là hai kỹ thuật khó với những phức tạp riêng. Để đạt được hiệu quả, thành công cũng như an toàn tuyệt đối thì bệnh nhân nên lựa chọn kỹ lưỡng một nha khoa uy tín. ST Dentist có bác sĩ chuyên khoa giỏi, máy móc trang thiết bị hiện đại. Môi trường cũng như các phòng phẫu thuật cũng như hậu phẫu được vô trùng vô khuẩn, đạt chuẩn của Bộ Y Tế.
Hãy đến với ST DENTIST nếu bạn đang mong muốn sở hữu nụ cười KHỎE – ĐỀU – ĐẸP. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
Để tìm hiểu thêm về phương pháp Implant thay thế răng mất, bạn hãy click Giải pháp cấy ghép Implant
Danh mục bài viết