Có Phải Đeo Hàm Duy Trì Cả Đời Không【BS.Giải Đáp】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Hai, 09 Tháng Mười Hai 2024

Sau khi tháo niềng, việc đeo hàm duy trì là bước quan trọng để đảm bảo răng ổn định và không bị xô lệch trở lại. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc: Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?”. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và cung cấp những thông tin hữu ích.

co-phai-deo-ham-duy-tri-ca-doi-khong

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là dụng cụ nha khoa được sử dụng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng. Chức năng chính của hàm duy trì là giữ răng ở vị trí mới trong khi các mô xung quanh răng, bao gồm nướu và xương, thích nghi với sự thay đổi.

Hàm duy trì hiện nay thường có 2 dạng cố định và tháo lắp:

  • Hàm duy trì cố định được gắn vào mặt trong của răng bằng dây kim loại hoặc composite. Loại hàm này duy trì cố định ở răng trong suốt thời gian bác sĩ chỉ định đeo và không tự tháo ra. 
  • Còn hàm duy trì tháo lắp là loại có dạng khay nhựa trong suốt hoặc dây cung kim loại. Loại hàm này thì có thể tháo ra để vệ sinh hàng ngày.

Tại sao cần đeo hàm duy trì?

  • Ngăn răng xô lệch: Sau khi tháo niềng, răng có xu hướng dịch chuyển về vị trí cũ do lực tác động từ mô nướu và xương.
  • Duy trì kết quả sau niềng: Đeo hàm duy trì giúp ổn định răng, đảm bảo nụ cười đẹp lâu dài.
  • Hỗ trợ thích nghi lâu dài: Xương và nướu cần thời gian để tái cấu trúc hoàn toàn sau khi niềng.

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Thực tế, thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Nhưng thông thường sau khi tháo niềng bạn cần đeo hàm duy trì ít nhất 2 năm, trong năm đầu đeo gần như toàn thời gian, trừ những lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng, từ năm thứ 2 bạn có thể đeo vào buổi tối. 

Với những trường hợp răng và xương hàm yếu bạn có thể phải đeo hàm duy trì lâu hơn. Tuy nhiên, những loại hàm duy trì này không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai nên bạn có thể đeo càng lâu càng tốt để răng có thể ổn định hoàn toàn tại vị trí mới.

Trong thời gian đeo hàm duy trì bạn hãy đến nha khoa tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và có những chỉ định phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

co-phai-deo-ham-duy-tri-ca-doi-khong-1

Trường hợp nào cần đeo hàm duy trì cả đời

Thực tế vẫn có trường hợp mà các bệnh nhân chỉnh nha niềng răng sau khi tháo niềng phải đeo hàm duy trì cả đời. Trường hợp này xảy ra khi bệnh nhân có răng và xương hàm cực kỳ yếu nếu không chịu khó duy trì đeo khí cụ thì răng sẽ chạy về vị trí cũ gây mất thẩm mỹ.

Răng và xương hàm trong trường hợp này không thể tự ổn định sau một thời gian sử dụng đeo khí cụ duy trì. Nếu không tiếp tục kiên trì đeo hàm duy trì răng khẳng định sẽ tự dịch chuyển về vị trí cũ và việc khắc phục sẽ càng khó khăn hơn so với lần đầu.

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì trường hợp này là cực kỳ hiếm chỉ chiếm khoảng 1 - 2% các ca niềng răng. Hiện nay công nghệ kỹ thuật ngày càng tiên tiến nên nếu chẳng may rơi vào trường hợp này bạn cũng không cần quá lo ngại.

Các loại khí cụ hàm duy trì hiện nay được thiết kế tinh tế không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt. Đặc biệt các bác sĩ sẽ cố gắng tìm ra biện pháp tối ưu nhất giúp bạn thoải mái hơn khi đồng hành lâu dài cùng khí cụ này.

Đương nhiên quan trọng hơn là bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình huống tái phát sau niềng. Nên giữ tinh thần lạc quan, và có cách chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng, chế độ ăn uống lựa chọn thực phẩm an toàn với sức khỏe răng miệng.

Lưu ý khi đeo hàm duy trì

Việc chúng ta chủ quan có thể dẫn đến kéo dài thời gian đeo hàm duy trì. Để đảm bảo kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Đeo liên tục trong thời gian đầu tiên theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hạn chế hoàn toàn việc tháo hàm ra và quên không đeo lại. 
  • Vệ sinh hàm duy trì: Rửa sạch bằng nước lạnh, dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để loại bỏ toàn bộ cặn bẩn, vụn thức ăn còn bám trên hàm. Lưu ý là không vệ sinh hàm bằng nước nóng để tránh làm hàm nhựa bị biến dạng. 
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong quá trình sử dụng hàm duy trì để phòng ngừa hiệu quả các bệnh về răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng.
  • Khi ăn, nhai và tham gia một số hoạt động thể thao dưới nước, cần tháo hàm duy trì và cất trong hộp chuyên dụng. 
  • Bạn cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra và xử trí kịp thời nếu có vấn đề bất thường phát sinh. 

co-phai-deo-ham-duy-tri-ca-doi-khong-2

Hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì đúng cách tại nhà

Vệ sinh hàm duy trì đúng cách là yếu tố then chốt giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài. Để làm sạch hàm duy trì tại nhà một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ cần thiết bao gồm nước ấm, bàn chải lông mềm, bông tăm và nước ngâm chuyên dụng để vệ sinh hàm.
  • Rửa sơ qua hàm duy trì bằng nước ấm để loại bỏ các mảng bám lớn.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để chà nhẹ nhàng toàn bộ bề mặt hàm.
  • Dùng bông tăm đã nhúng nước sạch để làm sạch những mảng thức ăn còn sót lại trong các kẽ nhỏ.
  • Ngâm hàm trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng trong khoảng 5-10 phút để khử trùng và diệt khuẩn.
  • Rửa lại bằng nước sạch, lau khô và bảo quản trong hộp đựng chuyên dụng.
  • Đối với các vùng khó làm sạch, có thể sử dụng máy tăm nước để vệ sinh sau mỗi bữa ăn.

Bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc có phải đeo hàm duy trì cả đời không. Để tránh phải đeo trong thời gian dài, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, vệ sinh răng miệng đúng cách. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã có thể giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0898.909.333 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

>> Xem thêm: Niềng răng xong có bị chạy lại không

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền