Siết Răng Khi Niềng Là Gì? Có Đau Không?

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Sáu, 14 Tháng Hai 2025

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

siet-rang-khi-nieng

Siết Răng Khi Niềng Là Gì?

Siết răng là một quy trình có vai trò quan trọng quyết định đến thành công của các ca niềng răng chỉnh nha. Cụ thể hơn, đây là quá trình điều chỉnh lực căng trên dây cung và mắc cài để di chuyển răng từ từ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong suốt quá trình niềng răng, các mắc cài và dây cung sẽ tạo ra lực tác động lên răng, giúp chúng di chuyển vào vị trí mong muốn. 

Tuy nhiên, lực tác động vào răng cần được điều chỉnh định kỳ để duy trì hiệu quả và tránh gây tổn thương cho răng và nướu. Đây chính là lý do tại sao đối với người niềng, siết răng thường xuyên là rất quan trọng.

Tại sao phải siết răng khi niềng?

Mục đích cuối cùng của niềng răng là đưa những chiếc răng mọc lệch lạc về đúng vị trí, khắc phục vấn đề răng chen chúc, răng thưa, hô móm, khấp khểnh,… Hệ thống mắc cài, dây cung hoặc khay niềng sẽ tạo một áp lực lên răng, giúp chúng di chuyển về vị trí thẳng hàng tốt hơn.

Quá trình dịch chuyển răng tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian, theo ước tính của bác sĩ chỉnh nha hầu hết mọi trường hợp niềng răng cần đeo ít nhất trong khoảng từ 12 – 36 tháng mới mang lại hiệu quả.

Do đó, việc kiên trì đeo niềng răng và tuân thủ các cuộc hẹn với bác sĩ chỉnh nha hàng tháng là điều tất yếu nếu muốn hàm răng đi đúng theo phác đồ điều trị. Ở những lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tiến trình di chuyển của răng, điều chỉnh lực siết dây cung phù hợp đảm bảo răng kéo đúng hướng.

Siết răng khi niềng có đau không?

Không ít người lo lắng siết răng khi niềng có đau không? Để răng dịch chuyển về đúng vị trí, phần mắc cài và dây cung cần phải tạo ra một áp lực lên răng. Vì vậy cảm giác đau là khó tránh khỏi do lưu lượng máu thay đổi làm kích thích phản ứng viêm. Tuy nhiên, cảm giác đau thường chỉ kéo dài trong khoảng 3 - 5 ngày. Khi răng đã quen với áp lực thì cơn đau sẽ giảm dần cho đến khi mất hẳn.

Vấn đề đau sau khi siết răng luôn được bác sĩ giải thích ngay từ đầu để bạn phần nào chuẩn bị tâm lý và không lo lắng khi gặp phải.

siet-rang-khi-nieng-1

Siết răng khi niềng bao lâu một lần?

Bạn cũng đã hiểu về siết răng khi niềng là gì nhưng cũng cần phải nắm rõ về tần suất siết răng khi niềng để có kết quả tốt. Trong quá trình niềng răng, việc siết răng được thực hiện đều đặn, nhưng tần suất siết phụ thuộc vào giai đoạn niềng, sự hướng dẫn từ bác sĩ và phương pháp niềng răng cụ thể. Thông thường:

  • Đối với niềng răng mắc cài thông thường: Siết răng từ 3 – 6 tuần/lần.

  • Đối với niềng răng mắc cài tự buộc: Siết răng từ 1 – 2 tháng/lần.

Quá trình siết răng khi niềng như thế nào?

Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải đi siết răng định kỳ từ 3 đến 6 tuần một lần để được kiểm tra tiến triển và điều chỉnh lại lực siết răng. Việc siết răng khi niềng bằng mắc cài được thực hiện như sau: 

  • Đầu tiên, bác sĩ kiểm tra và tháo các dây thun giữa các mắc cài.
  • Tiếp theo, loại bỏ dây cung chính, kiểm tra tình trạng răng và nắn chỉnh răng để di chuyển về vị trí mong muốn. Bệnh nhân sẽ thấy đau khi thực hiện bước này do tăng lực siết lên. 
  • Gắn lại dây cung và bổ sung dây thun nếu cần thiết. Hoàn thành quá trình siết răng.

Sau khi siết răng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, cơn đau có thể kéo dài 3 - 5 ngày và sẽ sớm chấm dứt. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng mà hãy tìm hiểu một số cách giảm đau đơn giản tại nhà để giảm tình trạng đau buốt. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và gây tổn thương vùng má, hãy báo ngay với bác sĩ chỉnh nha để được thăm khám.

Cách giảm đau nhanh chóng sau khi siết răng

Những cơn đau nhức sau khi siết răng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để tình trạng này nhanh chóng được thuyên giảm:

Chườm đá lạnh

Chườm đá là một pháp giảm đau cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ở mọi vị trí trên cơ thể. Sau mỗi lần siết răng, bạn có thể sử dụng túi chườm đá chuyên dụng hoặc dùng răng mềm bọc một vài viên đá rồi chườm lên vị trí đau ngoài hàm trong khoảng vài phút. Hơi lạnh sẽ lập tức làm các mạch máu co lại, từ đó làm dịu đi các cơn đau khó chịu.

Chườm nước ấm

Bệnh nhân có thể làm dịu các cơn ê buốt một cách nhanh chóng bằng cách chườm nước ấm. Bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch nhúng nước ấm hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh rồi chườm lên vị trí đau trong vài phút.

Lưu ý là bạn chỉ được dùng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước nóng để tránh làm bỏng da, cơn đau thậm chí không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn.

siet-rang-khi-nieng-2

Ăn thức ăn mềm

Sau khi siết răng, bệnh nhân sẽ bị ế buốt và đau nhức trong vài ngày. Thời gian này nếu bạn ăn đồ cứng, dài, giòn tình trạng đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Để hạn chế cơn đau bạn nên tránh tác động lực lớn khi nhai bằng ăn những thức ăn mềm, xốp. Đồng thời, điều này cũng giúp mắc cài của bạn được duy trì tốt hơn.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối ngoài tác dụng khử trùng, diệt khuẩn thì còn hỗ trợ giảm đau vô cùng hiệu quả sau khi siết răng. Bạn hãy hòa tan muối biển vào một cốc nước ấm, dùng hỗn hợp này súc miệng khoảng 2-3 lần/ngày vào sau khi ngủ dậy và sau khi ăn xong.

Massage nướu răng

Sử dụng ngón tay nhẹ nhàng massage vùng nướu răng để giúp các mô dễ dàng thích nghi với việc sử dụng các khí cụ niềng và giảm thiểu cảm giác đau nhức sau khi siết răng.

Lưu ý sau khi siết răng niềng

Siết răng khi niềng giúp đảm bảo được kết quả chỉnh nha thành công và đem lại hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh. Bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi siết răng:

  • Nên ăn các loại thực phẩm mềm như cháo, súp trong khoảng 2 – 3 ngày đầu sau khi siết răng niềng.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để làm sạch khuẩn và giảm đau nhanh hơn.
  • Nếu mắc cài đâm vào má gây chảy máu hoặc cản trở ăn uống quá mức, bạn cần quay lại gặp nha sĩ để điều chỉnh.

Trên đây là những thông tin về siết răng khi niềng, hy vọng bài viết đã mang đến những chia sẻ hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về niềng răng hãy gọi ngay hotline 0898.909.333 để được các bác sĩ tư vấn miễn phí nha.

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền