Band Niềng Răng Là Gì? Khi Nào Cần Gắn Band?
Band niềng răng là một phần không thể thiếu trong quá trình niềng răng, đóng vai trò làm điểm neo chặn tạo lực kéo giúp các răng về đúng vị trí. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về khí cụ này một cách tường tận. Vậy hãy cùng tìm hiểu thông tin đầy đủ và chính xác nhất về band niềng răng nhé!
Band niềng răng là gì?
Band niềng răng còn được gọi là “khâu chỉnh nha”, khí cụ này thường được sử dụng trong chỉnh nha ở phương pháp mắc cài. Band niềng răng là 1 vòng kim loại nhỏ, cấu tạo cứng chắc, thường được gắn vừa vặn ở vị trí răng số 6 hoặc số 7.
Cấu tạo của 1 chiếc band niềng răng bao gồm:
-
Móc (hook) nằm ở phía ngoài dùng để để móc chun hoặc lò xo.
-
Các ống (tube) nằm ở vị trí ngoài má, dùng để chứa dây cung.
-
Ống nhỏ (tube) nằm ở vị trí phía trong, dùng để gắn các khí cụ chỉnh nha khác.
Tác dụng của band chỉnh nha
Band niềng răng dù chỉ là một dụng cụ nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với dịch vụ chỉnh nha. Nếu như các khí cụ như thun chuỗi, thun tách kẽ chỉ cần sử dụng trong thời gian ngắn thì band lại được sử dụng xuyên suốt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình chỉnh nha. Cụ thể:
- Tạo điểm tựa vững chắc để neo giữ cho hệ thống mắc cài, dây cung, ngăn ngừa hiện tượng bong mắc cài khi ăn nhai.
- Hỗ trợ tạo lực siết để cả hàm răng đều dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn, từ đó mang đến cho khách hàng hàm răng đều đẹp, cân đối, khớp cắn chuẩn hơn.
- Khâu niềng răng có thể tác động lực vào răng theo như tính toán của nha sĩ, nhờ đó rút ngắn được thời gian chỉnh nha.
Gắn band niềng răng có đau không?
Gắn band niềng răng có đau không đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sự đau đớn khi gắn khâu phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của hàm răng và mức độ khoảng cách giữa chúng. Trong trường hợp các răng hàm có khoảng cách lớn hoặc răng thưa, việc gắn band sẽ diễn ra dễ dàng hơn và không gây ra cảm giác khó chịu nào, do có đủ không gian cho band để được gắn vào răng hàm một cách thoải mái.
Tuy nhiên, khi các răng hàm mọc đúng chuẩn và gần nhau, việc gắn band sẽ cần một bước trung gian là đặt thun tách kẽ răng trước khi thực hiện việc này. Cảm giác đau nhức và khó chịu thường sẽ xuất hiện sau vài ngày do thun tách kẽ gây ra, nhưng thường sẽ giảm đi sau một khoảng thời gian ngắn sau khi các răng đã được tách ra theo ý của bác sĩ nha khoa.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng xô lệch hàm sau khi gắn band. Trong trường hợp này, việc đến tái khám với bác sĩ chỉnh nha càng sớm càng tốt và có thể cần phải gắn band lại nếu cần thiết.
Trường hợp nào cần gắn band niềng răng?
Không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần gắn band răng nhưng phần lớn nếu cần thì chúng sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Các trường hợp cần gắn khí cụ niềng răng này có thể kể đến như:
Trường hợp khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu hay còn được gọi là hô vẩu là tình trạng răng hàm trên chìa ra phía trước quá nhiều so với mức độ tiêu chuẩn. Trường hợp mức độ khớp cắn sâu càng nặng thì việc gắn band sẽ càng cần thiết vì giúp tăng lực kéo chỉnh nha.
Trường hợp di xa răng
Trong trường hợp niềng răng không đủ vị trí cần tiến hành di xa răng thì band là một trong những khí cụ cần có. Ngoài ra trong trường hợp di xa răng do mất răng thì khí cụ này cũng là một công cụ hỗ trợ để giữ răng không bị xô lệch.
Trường hợp răng phức tạp
Các trường hợp răng phức tạp cần sử dụng tới các khí cụ nong hàm chẳng hạn là những trường hợp được bác sĩ chỉ định gắn band niềng răng. Lúc này band niềng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các khí cụ khác để cho kết quả điều trị chỉnh nha diễn ra nhanh chóng hiệu quả.
Trường hợp thân răng ngắn
Một trong những trường hợp cần thiết phải gắn khâu niềng răng nữa chính là trường hợp bệnh nhân có thân răng ngắn. Sở dĩ cần gắn band để niềng răng cho trường hợp này là do thân răng ngắn mắc cài dây cung rất dễ bị bung tuột.
Lúc này band niềng sẽ phát huy công dụng tuyệt vời của mình sẽ giúp móc nối giữ khí cụ ổn định, hạn chế bung tuộc. Đó là lý do vì sao mà band niềng thường được thiết kế kèm theo móc và ống hai bên.
Đặt cung lưỡi
Khi bệnh nhân có thói quen đẩy lưỡi được xem là một tật xấu ảnh hưởng đến răng miệng và làm giảm hiệu quả niềng răng. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ tập lưỡi để giúp tạo thói quen tốt hơn cho lưỡi và giúp bệnh nhân không còn tật đẩy lưỡi ảnh hưởng đến răng và khớp cắn.
Một số lưu ý khi gắn band niềng răng
Để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra một cách thuận lợi, an toàn thì sau đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn không được bỏ qua:
Lựa chọn nha khoa uy tín
Để có kết quả chỉnh nha đảm bảo thẩm mỹ, bạn cần đặt tiêu chí hàng đầu là lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín. Địa chỉ nha khoa cần có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo kết quả chỉnh nha chất lượng.
Ngoài ra, trang thiết bị hiện đại cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì vậy, khi chọn địa chỉ nha khoa, bạn cần đảm bảo cả hai yếu tố này để đạt được kết quả mong muốn.
Dùng sáp nha khoa
Khi gắn band niềng răng, đa số bệnh nhân đều cảm thấy khó chịu vì phần móc phía ngoài dùng để kết nối các khí cụ khác cọ vào má. Do đó, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa gắn vào band để giảm đau, nhằm hạn chế sự ma sát cũng như vướng cộm vào má.
Ăn thức ăn mềm, dễ nhai
Thực tế, việc gắn band niềng răng sẽ giảm đau nếu như bạn có cho mình một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Bạn nên ưu tiên ăn những loại thức ăn mềm, được nấu chín kỹ ở những tuần đầu mới gắn band. Nhờ đó, răng có thể hạn chế được lực nhai, giúp band niềng đỡ va chạm gây đau.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Chăm sóc răng miệng đúng cách cũng là vấn đề mà bệnh nhân cần chú ý trong quá trình niềng răng. Thực hiện chải răng đều răng 2 lần mỗi ngày, trước và sau khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa và tăm nước để dễ dàng loại bỏ thức ăn bám vào mắc cài và các kẽ răng.
Hi vọng những thông tin về band niềng răng ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò của khí cụ này. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0898.909.333 để được bác sĩ giải đáp trực tiếp nhé.