Niềng Răng Có Bị Rụng Răng Không【BS.Tư Vấn】
Niềng răng đang ngày càng trở nên phổ biến trong việc cải thiện thẩm mỹ nụ cười và chức năng nhai. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng niềng răng có bị rụng răng không. Vậy sự thật là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân khiến răng bị rụng sớm khi niềng
Niềng răng mặc dù mang lại nhiều lợi ích thẩm mỹ và chức năng, không hoàn toàn miễn nhiễm với nguy cơ rụng răng sớm. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong một số trường hợp nhất định do những yếu tố sau:
1. Sai sót trong quá trình niềng răng:
- Lực tác động quá mạnh: Do tay nghề bác sĩ có kỹ thuật không tốt. Nếu niềng răng không đúng kỹ thuật, lực tác động lên răng có thể vượt mức cho phép, gây tiêu xương và rụng răng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng khi niềng răng dễ dẫn đến viêm lợi, sâu răng, thậm chí là rụng răng.
2. Bệnh lý răng miệng:
- Bệnh nha chu: Bệnh nhân nha chu cần lưu ý rằng niềng răng có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến rụng răng. Do đó, điều trị nha chu hiệu quả là bước quan trọng trước khi niềng răng để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.
- Sâu răng: Sẽ có thể làm yếu cấu trúc răng, khiến răng dễ rụng hơn khi niềng nếu bị sâu răng, vì vậy nên chú ý hơn đến việc vệ sinh.
3. Yếu tố cá nhân:
- Cơ địa: Một số người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém, dễ bị tổn thương nha chu khi niềng răng.
- Tuổi tác: Niềng răng ở độ tuổi cao (sau 30 tuổi) có nguy cơ rụng răng cao hơn do sức khỏe răng miệng bắt đầu suy giảm.
4. Các yếu tố khác:
- Tháo niềng sớm: Việc tháo niềng răng sớm có thể khiến răng chưa ổn định vị trí, dẫn đến di chuyển trở lại và nguy cơ rụng răng cao hơn.
- Chấn thương răng hàm mặt: Chấn thương trong quá trình niềng răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng và làm tăng nguy cơ rụng răng.
- Bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, loãng xương,… cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm tăng nguy cơ rụng răng.
Niềng răng có bị rụng răng không?
Nhiều người lo lắng là niềng răng có thể khiến răng bị rụng, răng lung lay hay là bị yếu hơn. Điều này có thể tới từ tâm lý của khách hàng khi thấy răng bị ê buốt hay là bị đau mỗi lần siết răng. Nhưng trên lý thuyết, niềng răng không gây rụng răng, mà ngược lại còn giúp khỏe hơn, đẹp hơn vì răng được điều chỉnh đúng khớp cắn dễ chăm sóc và vệ sinh.
Trong quá trình khi niềng răng, một vài người thấy là răng có hiện tượng lung lay nhẹ. Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp lung lay sinh lý và nó là điều cần thiết để niềng răng có hiệu quả. Nó là một phần bình thường của quá trình và răng sẽ trở nên ổn định lại trong vị trí mới sau khi điều trị hoàn tất.
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
Cách hạn chế rụng răng sớm khi niềng
Ngoài thắc mắc niềng răng có bị rụng răng không, tốt nhất bạn nên lưu ý những biện pháp dưới đây để ngăn ngừa nguy cơ răng lung lay và rụng sớm trong quá trình chỉnh nha:
- Lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo kỹ thuật gắn mắc cài, điều chỉnh lực chính xác.
- Trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, hãy đảm bảo các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng hoặc viêm nha chu đã được điều trị hoàn toàn.
- Việc tái khám định kỳ là cần thiết để bác sĩ theo dõi sự di chuyển của răng và điều chỉnh lực kéo khi cần thiết, đồng thời có thể nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh, giảm nguy cơ tác động xấu lên răng.
- Hãy chọn bàn chải lông mềm để đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày, kết hợp kem đánh răng chứa fluor để tăng cường men răng.
- Dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ thức ăn còn mắc trong kẽ răng, kết hợp cùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để khoang miệng luôn sạch khuẩn.
Bài viết trên đây vừa giúp bạn trả lời thắc mắc “niềng răng có bị rụng răng không”. Quá trình chỉnh nha khi được thực hiện đúng cách, bởi bác sĩ chuyên môn cao sẽ không gây rụng răng. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc răng miệng cẩn thận hoặc không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, răng có thể gặp phải các vấn đề như lung lay hoặc tổn thương. Nếu bạn đang cân nhắc niềng răng, hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn địa chỉ uy tín và phương pháp an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
>> Xem thêm: Cách Giảm Đau Khi Niềng Răng