Bao Nhiêu Tuổi Thì Không Niềng Răng Được【Tìm Hiểu】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Tư, 06 Tháng Mười Một 2024

 Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện tình trạng lệch lạc răng, khớp cắn sai, hoặc thưa răng. Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc liệu độ tuổi có ảnh hưởng đến việc niềng răng hay không, và cụ thể bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây!

bao-nhieu-tuoi-thi-khong-nieng-rang-duoc

Có nên niềng răng không?

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn vấn đề có nên niềng răng hay không thì hãy tham khảo phân tích dưới đây về những lợi ích của niềng răng nhé: 

+ Chỉnh hình hàm răng đều đặn hơn góp phần mang đến nụ cười tươi tắn.

+ Điều chỉnh sự tương quan giữa hàm trên hàm dưới được tương xứng nhau từ đó mà lực nhai phân bố đồng đều giúp cho cơ hàm khỏe mạnh hơn.

+ Điều chỉnh khớp căn chuẩn xác có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa.

+ Phòng tránh được các bệnh về răng miệng, do răng đã mọc đều hơn giúp việc vệ sinh răng miệng thuận lợi hơn.

+ Quá trình thực hiện không gây đau đớn, không xâm lấn hay ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

+ Niềng răng chỉnh hình được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 – 24 tháng và có hiệu quả lâu dài và vĩnh viễn.

Bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa?

Nhìn chung, niềng răng là cách mang lại kết quả chỉnh nha tốt nhất hiện nay nên được rất nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu áp dụng để có hàm răng đều và đẹp hơn. Các quyết định chung do các chuyên gia nha khoa đưa ra bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được dựa trên kết quả từ các chuyên gia thì sau 50 tuổi, bạn không nên niềng răng nữa. Sau đây là một số lý do được các chuyên gia tin tưởng:

Hiệu quả điều chỉnh không đáng kể và không lâu dài

Từ 50 tuổi trở đi, răng đã dừng sự phát triển hoàn toàn và bước sang giai đoạn thoái hoá. Vì phương pháp niềng răng cần nhiều thời gian để tác động lên răng. Quá trình niềng răng phải trực tiếp tác động lên chân răng và xương hàm, do đó mà thường có kết quả chậm. Và quá trình phục hồi của răng miệng cũng khá lâu sau khi niềng răng. Do đó, việc niềng răng ở độ tuổi này khiến cho răng dễ quay về vị trí ban đầu, răng cũng yếu hơn nhiều so với trước đó, … điều này làm cho kết quả niềng răng không được như mong muốn của người niềng.

Tác động xấu đến sức khoẻ

Với những người cao tuổi, sức khỏe răng miệng đã suy giảm rất nhiều, các chân răng đã bắt đầu lung lay. Việc chỉnh nha sẽ làm răng yếu hơn nhiều và nhanh rụng hơn trước. 

Bên cạnh đó, ngưỡng chịu đựng của xương hàm và các cơ quanh hàm ở độ tuổi sau 50 không còn được khoẻ khoắn như trước. Các cơn đau nhói, khó chịu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc sinh hoạt và đời sống hằng ngày. Điều này vô hình chung làm sức khỏe bị giảm sút rất nhiều.

bao-nhieu-tuoi-thi-khong-nieng-rang-duoc-1

Bật mí độ tuổi lý tưởng để niềng răng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì độ tuổi phù hợp để thực hiện liệu pháp niềng răng là từ 12 - 35 tuổi. Tuy nhiên độ tuổi lý tưởng nhất là trẻ vị thành niên từ 12 - 16 tuổi. Đối tượng này đã thay răng gần như hoàn toàn, cung hàm đang trong giai đoạn phát triển, chân răng có độ linh động cao. Chính vì vậy việc chỉnh nha sẽ diễn ra rất thuận lợi, ít gây đau đớn và cho kết quả mỹ mãn. Còn dưới 11 tuổi bố mẹ có thể cho con đeo hàm trainer để cố định giúp răng phát triển đều đẹp hơn. 

Lưu ý khi niềng răng ở độ tuổi trưởng thành

Để đảm bảo hiệu quả và tránh các rủi ro không mong muốn, người trưởng thành khi niềng răng cần lưu ý:

  • Thăm khám định kỳ: Tuân thủ lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi quá trình chỉnh nha.
  • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: Đặc biệt là vệ sinh răng miệng, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để ngăn ngừa bệnh lý nha chu.
  • Chọn cơ sở uy tín: Việc lựa chọn phòng khám nha khoa chất lượng và có uy tín sẽ đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn.
  • Chú ý không ăn những thực phẩm quá cứng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thời điểm niềng răng và bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe răng miệng hãy liên hệ với nha khoa ST Dentist qua hotline 0898.909.333 để được tư vấn miễn phí nha.

>> Xem Thêm: Cách Giảm Đau Khi Niềng Răng

 

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY