Sau Niềng Răng Đeo Hàm Duy Trì Bao Lâu【Tìm Hiểu】
Dù bạn niềng răng bằng mắc cài kim loại hay sứ thì sau khi tháo niềng cũng phải sử dụng hàm duy trì trong một thời gian để răng được đều và không chạy lộn xộn. Vậy sau niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu? Hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nha.
Tầm quan trọng của hàm duy trì sau khi niềng răng
Hàm duy trì là một giai đoạn không thể bỏ qua sau khi tháo niềng răng. Giai đoạn này giúp ổn định răng ở vị trí mới, tránh tình trạng răng dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu (tái phát). Đeo hàm duy trì đúng cách không chỉ bảo vệ công sức niềng răng mà còn giúp duy trì nụ cười hoàn hảo lâu dài.
Niềng răng xong có cần đeo hàm duy trì không?
Với thắc mắc niềng răng xong có phải đeo hàm duy trì không, thì các bác sĩ đều khuyến cáo là nên thực hiện. Trong quá trình niềng răng, xương hàm và răng phải chịu tác động lớn từ lực kéo của mắc cài, dây cung nên thời điểm sau tháo niềng rất dễ nhạy cảm và răng vẫn chưa hoàn toàn ổn định trong xương hàm. Tuy nhiên, chúng vẫn phải đảm nhiệm chức năng nhai nghiền thức ăn nên rất dễ bị xô lệch về vị trí ban đầu.
Hơn nữa, mô nướu và mô nha chu cũng cần thêm thời gian để tổ chức lại cấu trúc. Vì vậy, sau quá trình niềng răng cần đeo hàm duy trì để ổn định răng và các tổ chức quanh răng trong ít nhất 1 năm. Nếu không đeo hàm duy trì thì trong quá trình ăn nhai các tổ chức này sẽ có xu hướng trở bị lệch lạc trở lại.
Sau niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu?
Niềng răng xong phải đeo hàm duy trì bao lâu là câu hỏi nhiều bạn thắc mắc. Thời gian đeo hàm duy trì thông thường sẽ dao động trong khoảng 6 - 12 tháng. Tuy vậy, nhưng thời gian đeo hàm duy trì tùy theo cơ địa mỗi người mà có thể kéo dài hơn.
Trong thời gian đeo hàm duy trì tháo lắp, bạn cần lưu ý thường xuyên đeo hàm chỉ tháo ra khi ăn uống, vệ sinh răng để đảm bảo được kết quả niềng răng.
Với những trường hợp răng quá yếu có thể bạn sẽ phải đeo hàm duy trì hơn 1 năm sau khi tháo niềng. Lúc này, bạn không cần đeo hàm duy trì mỗi ngày, mà sẽ được Bác sĩ chỉ định đeo hàm từ 3 - 4 ngày/tuần để hỗ trợ kết quả niềng răng.
Các loại hàm duy trì sau niềng răng hiện nay
Sau khi niềng răng, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 loại hàm duy trì là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp:
Hàm duy trì cố định
Loại hàm duy trì này được chế tạo từ dây thép dạng thẳng hoặc xoắn. Bác sĩ sẽ gắn khí cụ này vào mặt sau của răng bằng vật liệu Composite.
Sử dụng khí cụ này mang lại hiệu quả cao nhưng bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách nếu không sẽ dễ mắc các bệnh nha khoa. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường xảy ra, bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra tình trạng hàm duy trì ngay lập tức.
Hàm duy trì tháo lắp
Hàm duy trì tháo lắp gồm 2 mẫu là hàm khay nhựa và hàm kim loại. Hàm khay nhựa đeo vào răng giống như niềng răng trong suốt, thế nên sẽ không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn hàm.
Trong khi đó, hàm duy trì tháo lắp kim loại không mang lại tính thẩm mỹ cho người bệnh. Thế nhưng, khí cụ này đem đến hiệu quả cực nhanh.
Tùy thuộc vào tình trạng răng hàm và nhu cầu thẩm mỹ của mỗi khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại hàm duy trì thích hợp. Hãy kiên trì đeo khí cụ này để có được hàm răng chắc khỏe sau một quá trình niềng răng vô cùng vất vả trước đó bạn nhé!
Những điều cần lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng
Dưới đây là những điều cần lưu ý trong quá trình đeo hàm duy trì (loại trong suốt tháo lắp) để đảm bảo kết quả niềng răng:
◾ Chỉ tháo hàm duy trì khi cần thiết (trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng).
◾ Luôn bảo quản hàm duy trì trong hộp đựng trong trường hợp không đeo.
◾ Không đặt hàm duy trì ở những nơi gần nguồn nhiệt (tránh xa trực tiếp ánh nắng mặt trời).
◾ Thực hiện nghiêm chỉnh thời gian đeo hàm theo chỉ định của bác sĩ.
◾ Vệ sinh hàm duy trì thường xuyên và đúng cách.
Trên đây là các thông tin giúp giải đáp thắc mắc sau niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết được nhiều thông tin hữu ích và nắm được các lưu ý khi đeo hàm duy trì để đảm bảo kết quả niềng răng.
>> Xem thêm: Ưu Điểm Của Niềng Răng Invisalign