Nong Hàm Trong Niềng Răng Là Gì【BS.Giải Đáp】
Nong hàm là một kỹ thuật nha khoa sử dụng các khí cụ chuyên dụng để nới rộng cung hàm, tạo thêm khoảng trống cho răng di chuyển trong quá trình niềng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về kỹ thuật nong hàm trong niềng răng, giúp bạn có thêm kiến thức chính xác nhé.
Nong hàm niềng răng là gì?
Nong hàm là một kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình niềng răng chỉnh nha để đạt hiệu quả như mong đợi.
Kỹ thuật nong hàm niềng răng được áp dụng phổ biến cho hàm trên so với hàm dưới. Theo đó bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chuyên dụng để nới rộng cung hàm, đẩy các răng dần cách xa nhau, tăng diện tích vòm hàm.
Nhờ nong hàm sẽ tạo ra được một khoảng trống thích hợp giúp các răng có thể dịch chuyển một cách thuận lợi hơn.
Cũng nhờ vào khả năng tạo được chỗ trống trên cung hàm nên sẽ hạn chế được tối đa việc phải nhổ răng khi niềng. Kỹ thuật nong hàm có thể được áp dụng cho cả niềng răng mắc cài lẫn niềng răng trong suốt, mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất.
Các trường hợp cần nong hàm
Nong hàm khi niềng răng có thể áp dụng cho cả niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Các trường hợp cụ thể bao gồm:
- Vòm hàm hẹp: Nếu vòm hàm bị hẹp, nong hàm được chỉ định để tạo ra khoảng trống cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chỉnh nha và giảm việc nhổ răng.
- Vòm hàm không hẹp nhưng thiếu chỗ sắp xếp răng: Trong trường hợp này, nong hàm được áp dụng một cách cẩn thận để không ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.
- Hàm răng bị lệch, khớp cắn chéo sau: Sử dụng khí cụ nong rộng hàm giúp điều chỉnh khớp cắn và hỗ trợ việc di chuyển răng về vị trí cân đối.
Vòm hàm quá hẹp sẽ cần nong hàm khi niềng răng
Vì Sao Phải Nong Hàm Khi Niềng Răng
Nong hàm niềng răng thường được các bác sĩ thực hiện đồng thời với quá trình niềng răng để tạo khoảng không gian thích hợp cho điều chỉnh răng đạt hiệu quả cao.
- Giúp tạo không gian: Răng mọc chen chúc, xô lệch trên cung hàm khiến cho quá trình niềng răng gặp khó khăn, các răng không có chỗ để dịch chuyển về vị trí mong muốn. Lúc này nong hàm sẽ nới rộng không gian cần thiết cho răng.
- Hạn chế việc nhổ răng: Nhổ răng vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người trước khi niềng, với kỹ thuật nong hàm sẽ tạo không gian điều chỉnh vị trí của răng mà không cần nhổ.
- Cải thiện tình trạng khớp cắn, hàm lệch: Kỹ thuật nong hàm sẽ giúp điều chỉnh khớp cắn, cải thiện cấu trúc hàm răng chính xác hơn.
- Tăng tính thẩm mỹ khuôn mặt: Nong hàm còn ảnh hưởng đến tổng thể cấu trúc khuôn mặt, giúp cân đối, hài hòa hơn.
Các phương pháp nong hàm hiệu quả khi niềng răng
Hiện nay các chuyên gia nha khoa cho ra đời 3 phương pháp nong hàm được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
♦ Phương pháp nong hàm bằng dây cung
Phương pháp này thường được sử dụng khắc phục các tình trạng như: răng khấp khểnh, chen chúc, răng mọc sai vị trí… Lúc này dây cung sẽ phát huy tác dụng làm nới rộng cung hàm, giúp cho quá trình phẫu thuật diễn ra một cách nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái cho người niềng mà vẫn có thể tạo khoảng trống như mong muốn.
Tuy nhiên nong hàm bằng dây cung có thể không đạt hiệu quả như mong muốn ở một vài trường hợp. Nếu sau khoảng 5-6 tháng mà không thấy tiến triển tốt, Bác sĩ có thể chỉ định khí cụ khác để thay thế.
♦ Phương pháp nong hàm bằng RPE (Rapid Palatal Expander)
Phương pháp này tập trung mạnh vào việc mở rộng diện tích xương, để có thể đạt được tốc độ mở rộng tối đa của xương từ 0,5mm – 1mm mỗi ngày. Lúc này các trang thiết bị hiện đại sẽ áp dụng vào quá trình nong hàm, để giúp thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng không gian cho vòm miệng.
Kết quả nong hàm bằng RPE tạo ra được những kẽ hở lớn ở giữa các răng, đặc biệt với răng cửa. Sau quá trình mở rộng xương diễn ra tốt đẹp, việc tiến hành niềng răng ngay lúc này là điều thật sự cần thiết để đảm bảo mang đến được một kết quả thẩm mỹ cao nhất cho khuôn mặt của người bệnh.
♦ Phương pháp nong hàm chậm
Đối với phương pháp nong hàm chậm thường được áp dụng phổ biến, vào các trường hợp răng bị mọc sai vị trí cấu trúc của hàm bị lệch. Người điều trị cần phải sử dụng các khí cụ thông dụng. Nhằm để giúp cho vòng hàm mở rộng hơn 1mm mỗi tuần.
Thời gian thực hiện phương pháp nong hàm chậm này thường kéo dài từ khoảng 8 – 10 tuần tùy vào tình trạng răng miệng của người điều trị. Ưu điểm của phương pháp này giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn trong quá trình mở rộng hàm.
Nong hàm trong niềng răng mất bao lâu?
Khi được chỉ định nong hàm trong niềng răng, hầu như ai cũng mong quá trình này diễn ra nhanh chóng bởi đeo nong hàm khá khó chịu. Tuy nhiên, thời gian nong hàm ngắn hay dài (khoảng từ 1 - 3 tháng) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng xương hàm: Người có xương hàm khỏe mạnh thì thời gian nong hàm sẽ diễn ra nhanh hơn. Với người có xương hàm yếu cần được nong từ từ để không gây biến dạng xương.
- Tình trạng răng: Nếu răng của bạn chỉ bị lệch nhẹ và không cần nhiều khoảng trống để kéo răng thì thời gian nong hàm sẽ được rút ngắn đi.
- Kinh nghiệm của bác sĩ: Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ biết cách điều chỉnh khí cụ vừa đủ, đúng cách và không gây tổn thương xương hàm mà vẫn có thể tiến hành niềng răng sớm nhất.
Nong hàm trong niềng răng có đau không?
Các khí cụ nong hàm sẽ gắn trực tiếp vào hàm và hoạt động trên nguyên tắc hàm nong dần khi kích hoạt vít. Chính vì vậy mà nhiều người thường lo lắng, có cảm giác sợ những cơn đau nhức, khó chịu kéo dài.
Tuy nhiên trên thực tế thì lực sẽ tác động theo chiều ngang, đem đến cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn. Khi gắn các khí cụ nong hàm bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê, giảm bớt các cơn đau, khó chịu. Thời gian đầu khi tiến hành kỹ thuật bạn sẽ cảm thấy vướng víu, cộm nhưng không đến mức quá đau. Cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau 2 – 3 ngày đầu làm quen.
Trong những trường hợp đau, khó chịu nhiều, bạn có thể áp dụng một số tips để cơn đau nhanh chóng biến mất.
- Uống thuốc giảm đau: Thuốc sẽ làm giảm nhanh các cơn đau, khó chịu, tuy nhiên bạn cần phải uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không lạm dụng.
- Chườm lạnh: Phương pháp này sẽ giúp tê liệt các dây thần kinh quanh răng, từ đó làm giảm cơn đau nhức.
- Ưu tiên thức ăn mềm, lỏng: Trong những ngày đầu đeo khí cụ nong hàm bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa không phải nhai quá nhiều.
Nong hàm trong niềng răng là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình niềng răng, giúp các răng dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí. Có nhiều phương pháp nong hàm phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Vì thế bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn, đảm bảo niềng răng an toàn và đạt kết quả cao nhất.
>> Xem thêm: Niềng Răng Loại Nào Tốt Nhất