Trang chủ KIẾN THỨC NHA KHOA Hỏi & đáp

Niềng Răng Khi Mang Thai Có Được Không【BS.Tư Vấn】

Niềng răng khi mang thai có được không? Đây là chủ đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm và thắc mắc. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây nha!

nieng-rang-khi-mang-thai-co-duoc-khong

Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được sử dụng để điều chỉnh răng mọc lệch, hô, móm, hoặc các vấn đề về khớp cắn. Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1-3 năm, tùy thuộc vào tình trạng răng của từng người. Đối với phụ nữ mang thai, việc cân nhắc niềng răng là điều cần thiết bởi tình trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn này.

Niềng răng khi mang thai có được không?

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha khắc phục những trường hợp răng mọc lệch lạc, lộn xộn, không đúng vị trí, răng thưa hở kẽ hay tình trạng hô, móm, vẩu… trở nên đều đặn hơn. Bằng cách sử dụng tổ hợp những hệ thống mắc cài, dây cung, dây chun… cố định vào bề mặt thân răng, sử dụng lực kéo của dây cung dịch chuyển răng từng chút một trên khung hàm.

Về bản chất, niềng răng chỉ sử dụng lực kéo chỉnh của bộ mắc cài mà không tác động đến cấu trúc răng và xương hàm, không sử dụng thuốc tê, thuốc tiêm nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên bạn không cần quá lo lắng.

Vì thế, với câu hỏi thắc mắc Niềng răng khi mang thai được không? thì câu trả lời là hoàn toàn có thể thực hiện được bình thường và mang lại kết quả thẩm mỹ cao cho chị em muốn có hàm răng đều đẹp, chỉ cần bạn sắp xếp được thời gian để thăm khám định kỳ tại trung tâm nha khoa uy tín.

Niềng Răng Khi Mang Thai Có An Toàn Không?

Câu hỏi phổ biến nhất mà nhiều phụ nữ mang thai đặt ra là liệu niềng răng trong thời kỳ mang thai có an toàn hay không. Đáp án phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tình Trạng Sức Khỏe: Nếu bạn có sức khỏe tốt và không gặp các vấn đề nghiêm trọng, niềng răng khi mang thai có thể an toàn. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ sản khoa và nha sĩ trước khi quyết định.
  • Giai Đoạn Mang Thai: Thời gian lý tưởng để niềng răng nếu bạn đang mang thai là trong tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần thứ 13 đến 26). Trong giai đoạn này, thai nhi đã ổn định, và mẹ bầu cũng đã vượt qua những khó chịu của giai đoạn đầu.
  • Tình Trạng Răng Miệng: Nếu bạn đã có các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng hoặc nhiễm trùng, việc niềng răng có thể gây thêm căng thẳng và không được khuyến khích.

nieng-rang-khi-mang-thai-co-duoc-khong-1

Niềng răng có ảnh hưởng gì khi đang mang thai không?

Bạn cần tìm hiểu và xem xét thật kỹ trước khi quyết định niềng răng khi mang thai. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Vì thế, niềng răng trong giai đoạn này có thể khiến mẹ bầu đối mặt với các tình huống sau đây:

  • Cảm giác thiếu tự ti về bản thân: Khi mang thai mẹ bầu rất dễ bị tăng ký nên sẽ khá tự ti về cơ thể của mình. Niềng răng lại là kỹ thuật sử dụng mắc cài gắn trên răng nên càng có thể khiến mẹ bầu tự ti hơn.
  • Răng yếu hơn: Răng miệng của mẹ bầu rất yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng. Nếu niềng răng, bác sĩ phải sử dụng lực để kéo các răng đến vị trí mong muốn nên có nguy cơ sẽ làm răng yếu hơn.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Khi niềng răng, mẹ bầu phải đi đến nha khoa để kiểm tra răng mỗi tháng 1 lần. Việc đi lại nhiều có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Những lưu ý niềng răng khi mang thai

Trong trường hợp mẹ bầu đủ điều kiện về sức khỏe để niềng răng, vẫn phải lưu ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe:

  • Chọn nha khoa uy tín để thực hiện
  • Chuẩn bị tâm lý thật kỹ trước khi thực hiện niềng răng
  • Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được rút ngắn thời gian niềng răng
  • Nếu ăn không được, mẹ bầu hãy cố gắng nghiền nhỏ thức ăn để có đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và bé
  • Thăm khám răng định kỳ mỗi tháng theo hướng dẫn của bác sĩ

Cách chăm sóc răng niềng khi mang thai

Những thay đổi về thể chất và thói quen hằng ngày dẫn đến phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh răng miệng hơn bình thường: Sâu răng, Mòn răng, Viêm nướu...

Các bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng đến thời gian và kết quả niềng răng. Vì thế khi khi niềng răng thai phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ:

  • Đánh răng sau khi ăn, ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải lông mềm chải răng một cách nhẹ nhàng. Chăm sóc nướu kỹ lưỡng, không đánh răng quá mạnh gây tổn thương nướu.

  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa sau khi đánh răng để loại bỏ mảng bám sâu trong kẽ răng.

  • Sử dụng nước súc miệng có chứa flour

  • Đồng thời, các mẹ trong thời kỳ mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng (đặc biệt là canxi), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển răng, giúp bé có được một hàm răng chắc khỏe, hạn chế nguy cơ sâu răng.

Niềng răng khi mang thai có thể an toàn nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Tuy nhiên, việc quyết định này cần được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân và lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn có ý định niềng răng trong thời kỳ mang thai, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ thông tin và chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách cẩn thận.

Xem thêm : Ưu Điểm Của Niềng Răng Invisalign

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY