Niềng Răng Bao Lâu Siết 1 Lần【BS.Tư Vấn】
Trong quá trình niềng răng, việc siết răng định kỳ là một phần quan trọng để đảm bảo răng di chuyển đúng hướng và đạt kết quả như mong muốn. Vậy niềng răng bao lâu siết 1 lần? Cùng tìm hiểu chi tiết về thời gian, quy trình siết răng, và những lưu ý cần thiết khi niềng răng qua bài viết dưới đây.
Tại sao cần siết răng định kỳ?
Niềng răng là quá trình sử dụng các khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, thun hoặc khay niềng trong suốt tạo lực để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn.
Vì thế, mục đích của việc siết răng định kỳ là để bác sĩ điều chỉnh lực siết răng phù hợp để nắn chỉnh các răng khuyết điểm về đúng vị trí.
Không như các phương pháp niềng răng thẩm mỹ khác chỉ tốn thời gian ngắn, niềng răng là một quá trình dài khoảng 2 - 3 năm tùy vào mức độ nặng nhẹ của răng. Chính vì thế, bạn cần đến nha khoa định kỳ để bác sĩ điều chỉnh dây cung siết chặt vào răng, tạo lực kéo ổn định, liên tục, giúp mang lại hiệu quả cao.
Niềng răng bao lâu siết 1 lần?
Thông thường, quá trình niềng răng sẽ bao gồm các lần tái khám và siết răng định kỳ. Đối với hầu hết các phương pháp niềng răng, khoảng thời gian siết răng định kỳ thường là từ 3 đến 6 tuần/lần. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi dựa trên các yếu tố sau:
- Phương pháp niềng răng: Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, hoặc niềng răng trong suốt có thể có tần suất siết khác nhau.
- Tình trạng răng miệng: Đối với những trường hợp phức tạp như lệch khớp cắn nghiêm trọng, thời gian siết răng có thể kéo dài hơn.
- Mức độ di chuyển răng: Nếu cần chỉnh hình răng nhiều, bác sĩ sẽ có lịch trình siết răng cụ thể hơn.
Những bạn lựa chọn niềng răng mắc cài (mắc cài kim loại, mắc cài sứ…) việc siết răng là vô cùng quan trọng để dịch chuyển răng về vị trí, mang lại hiệu quả cao sau khi niềng. Vì thế, trong quá trình niềng, bạn nên tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để tránh làm kéo dài thời gian niềng cũng như ảnh hưởng đến kết quả nhé.
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
Quy trình siết răng khi niềng
Quá trình siết răng là việc điều chỉnh lực trên dây cung và các khí cụ niềng răng để điều chỉnh vị trí của các răng. Các bước chính trong quy trình siết răng bao gồm:
- Tháo và điều chỉnh dây cung: Bác sĩ sẽ tháo dây cung và điều chỉnh lại để tạo lực kéo cần thiết.
- Siết các mắc cài: Bác sĩ sẽ siết các mắc cài hoặc gắn lại các khí cụ nhằm duy trì lực ổn định, giúp răng di chuyển đúng hướng.
- Kiểm tra tình trạng răng: Bác sĩ sẽ xem xét và đánh giá kết quả di chuyển của răng qua từng giai đoạn để có điều chỉnh phù hợp.
Sau siết răng khi niềng có gây đau không?
Sau khi siết răng, hầu hết các người bệnh đều sẽ trải qua một cảm giác đau nhức và khó chịu. Một số người có thể cảm thấy dây vòm chạm vào vùng má, gây khó chịu. Trong trường hợp này, quan trọng là người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ nha khoa để điều chỉnh lại vì nếu để nguyên trạng thái này, vùng má có thể bị tổn thương và gây khó chịu.
Cảm giác đau nhức và khó chịu thường xuất hiện sau khoảng 3-5 ngày sau khi siết răng và sẽ dần giảm đi. Đây là hiện tượng phổ biến và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, người bệnh có thể tìm hiểu về một số biện pháp giảm đau mà có thể thực hiện tại nhà để làm giảm khó chịu trong quá trình điều chỉnh răng miệng.
Nhưng lưu ý sau khi siết răng
Sau khi siết răng về, bạn cần lưu ý đến những điều như sau:
- Nên ăn những thực phẩm mềm và lỏng như: Cháo, súp,...
- Hạn chế ăn những thực phẩm cứng, khó dai hay gặm xương để tránh bị bung mắc cài.
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Điều này giúp bạn loại bỏ các mảng bám dính trên mắc cài hiệu quả.
- Nên sử dụng bàn chải mềm và đánh răng nhẹ
- Sử dụng chỉ nha khoa hay tăm nước thay vì tăm tre thông thường.
Mẹo làm giảm cơn đau sau khi siết răng
Bên cạnh quan tâm đến niềng răng bao lâu siết 1 lần, nhiều người cũng tìm kiếm những cách giúp giảm đau sau khi siết răng.
◾ Chườm đá lạnh hoặc chườm nóng để giảm thiểu và xoa dịu các cơn đau.
◾ Súc miệng bằng nước muối ấm sau mỗi lần siết mắc cài. Điều này sẽ giúp sát trùng, khử khuẩn và gia tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, giảm đau và viêm.
◾ Sử dụng các loại thực phẩm mềm như cháo, súp trong quá trình niềng răng. Hạn chế các món ăn dai và cứng bởi lúc này, hàm răng đang yếu, không thể tiêu thụ những dạng thức ăn như vậy.
◾ Sử dụng sáp nha khoa để bảo vệ các mô mềm bên trong khoang miệng, hạn chế tình trạng trầy xước chảy máu do sự va chạm của dây cung và mắc cài.
◾ Massage nướu nhẹ nhàng để các mô thích ứng với khí cụ niềng răng, từ đó, giúp mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu.
Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp niềng răng bao lâu thì siết 1 lần. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích để lên kế hoạch, phân chia thời gian hợp lý và đi tái khám để siết răng theo đúng quy định của bác sĩ nhằm đảm bảo kết quả niềng răng đạt tối ưu.
>> Xem Thêm: Ưu Điểm Của Niềng Răng Invisalign