Có Nên Niềng Răng Khểnh Không【Tìm Hiểu】
Răng khểnh có thể là điểm nhấn thẩm mỹ, mang lại nét duyên dáng cho nụ cười. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phân vân có nên niềng răng khểnh không. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về răng khểnh và những lợi ích cũng như hạn chế khi niềng răng khểnh để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Răng khểnh là gì?
Răng khểnh là chiếc răng nanh mọc lệch so với vị trí bình thường. Thông thường, răng khểnh sẽ mọc ở hàm trên, có thể nhô cao và hơi nghiêng ra ngoài. Mặc dù tạo nét đặc trưng, răng khểnh có thể gây ra những vấn đề nhất định về chức năng nhai, vệ sinh răng miệng và thẩm mỹ tổng thể.
Có nên niềng răng khểnh không?
Có nên niềng răng khểnh không thì các chuyên gia trong ngành nha luôn khuyến nghị thực hiện niềng răng khểnh. Niềng răng khểnh sau khi được sắp đều răng thì sẽ tránh được những nguy cơ dưới đây mà răng khểnh gây nên cho răng miệng:
+ Răng khểnh hoàn toàn không tốt cho sức khỏe răng miệng, những chiếc răng khểnh là môi trường thuận lợi để thức căn, vi khuẩn bám vào gây hại.
+ Răng khểnh nằm ở vị trí răng nanh cũng đảm nhận vai trò xé thức ăn để hỗ trợ lưỡi và các răng khác nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào hệ tiêu hóa. Nếu răng mọc khểnh quá nhiều thì sẽ không thực hiện tốt vai trò của mình, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe.
+ Răng khểnh cũng khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, về lâu dài vi khuẩn sẽ phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng…
+ Răng khểnh mọc chồi ra ngoài cũng khiến răng bên cạnh đi đẩy vào sâu hơn, làm sai lệch khớp cắn của các răng còn lại. Đa phần răng khểnh thường có xu hướng chếch ra ngoài, những chiếc răng khểnh mọc chìa ra rất dễ bị tổn thương khi có va chạm mạnh từ bên ngoài miệng.
Các phương pháp niềng răng khểnh phổ biến
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng hiệu quả, giúp bạn khắc phục tình trạng răng khểnh:
-
Niềng răng mắc cài kim loại: Phương pháp này có chi phí hợp lý, hiệu quả chỉnh nha cao và phù hợp với mọi trường hợp.
-
Niềng răng mắc cài sứ: Mang lại tính thẩm mỹ cao vì mắc cài màu trong suốt, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
-
Niềng răng trong suốt (Invisalign): Phương pháp này là lựa chọn tối ưu cho người muốn niềng răng khểnh mà vẫn tự tin trong giao tiếp.
Những lưu ý khi niềng răng khểnh
- Nên vệ sinh răng kỹ lưỡng và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo răng luôn chắc khỏe.
- Đến ngay nha khoa để gặp bác sĩ nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra. Không tự ý điều trị tại nhà, để không làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Trong quá trình niềng răng khểnh, bạn nên hạn chế các loại thức ăn cứng, dai hoặc các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, chocolate,… vì những thực phẩm này rất dễ dính vào mắc cài và rất khó làm sạch, gây nên các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
- Hạn chế ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi đây là giai đoạn răng khá yếu và dễ nhạy cảm khi phải chịu tác động từ lực kéo của dây cung.
- Ưu tiên sử dụng những thực phẩm mềm, loãng như soup, cháo, rau xanh và bổ sung thêm canxi để giúp răng chắc khỏe hơn.
Do đó, trong quá trình niềng răng khểnh, bạn cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ về chế độ chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống, nhằm đem lại kết quả niềng răng tốt nhất.
Một số câu hỏi liên quan đến răng khểnh
Niềng răng khểnh có lâu không?
Thông thường, thời gian niềng răng khểnh sẽ kéo dài từ 18 - 24 tháng tùy vào tình trạng răng, đặc biệt là vị trí của răng khểnh. Bên cạnh đó, thời gian điều trị còn phụ thuộc vào phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn.
Cụ thể nếu sử dụng phương pháp bằng mắc cài, quy trình chỉnh nha sẽ diễn ra nhanh hơn. Còn sử dụng giải pháp niềng răng không mắc cài thì thời gian thực hiện có thể kéo dài hơn, tuy nhiên có tính thẩm mỹ cao.
Khi niềng răng khểnh có cần nhổ răng hay không?
Có cần nhổ răng trước khi niềng răng khểnh không là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, để biết chính xác có cần nhổ hay không thì phải cần tiến hành thăm khám để bác sĩ kiểm tra rồi mới đưa ra chỉ định phù hợp.
Thông thường, khi cung hàm không có đủ chỗ cho răng di chuyển lại thẳng hàng thì mới cần tiến hành nhổ răng để tạo ra khoảng trống. Đồng thời các bác sĩ sẽ tính toán tác động của việc nhổ răng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Sau khi đảm bảo chắc chắn an toàn, họ sẽ tiến hành nhổ răng.
Chi phí thực hiện niềng răng khểnh là bao nhiêu?
Niềng răng khểnh mất bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào phương pháp bạn thực hiện và tình trạng răng miệng cụ thể của từng người. Thông thường mức chi phí của phương pháp này dao động từ 20 - 120 triệu đồng. Để biết chính xác, các bạn đến khám và nghe tư vấn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa tại những những phòng khám nha khoa uy tín.
Trên đây là một số thông tin về việc niềng răng khểnh. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp quý độc giả quyết định có nên niềng răng khểnh không và sớm có được hàm răng như ý. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với nha khoa ST Dentist qua hotline 0898.909.333 để được tư vấn miễn phí nha.