Bị Chảy Máu Chân Răng Khi Niềng Răng Có Sao Không【BS.Tư Vấn】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một 2024

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thông dụng mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên trong quá trình niềng có thể sẽ xảy ra một vài sự cố, trong đó phải kể đến tình trạng chảy máu chân răng khi niềng răng. Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sự cố này nhé!

chay-mau-chan-rang-khi-nieng-rang

Chảy máu chân răng khi niềng răng là gì?

Chảy máu chân răng khi niềng răng là tình trạng nướu bị tổn thương, dễ chảy máu trong quá trình chỉnh nha. Tình trạng này thường xảy ra do vệ sinh răng miệng không đúng cách, sự thay đổi cấu trúc răng, hoặc các bệnh lý nha chu tiềm ẩn.

Dấu hiệu chảy máu chân răng khi niềng răng

Chảy máu chân răng khi niềng răng là một tình trạng xuất huyết xảy ra ở khu vực viền nướu răng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường hoặc cảm nhận bằng vị giác khi máu xuất hiện. Ngoài ra thì người niềng răng xuất hiện tình trạng này còn cảm nhận được những cơn đau âm ỉ, kéo dài hơn bình thường.

Điều này sẽ khác hoàn toàn với các tình trạng chảy máu khi niềng răng do khí cụ ma sát vì hiện tượng chảy máu từ chân răng. Chảy máu do khí cụ ma sát có thể xuất hiện ở các khu vực má, môi, nướu răng, lưỡi và có thể dễ dàng khắc phục hơn khi dùng sáp nha khoa hỗ trợ.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi niềng răng

Sau đây là một vài nguyên nhân dẫn đến sự cố chảy máu chân răng khi niềng răng:

► Do khí cụ chỉnh nha

Khi mới bắt đầu niềng răng, khoang miệng chưa kịp thích nghi với các khí cụ niềng răng như mắc cài kim loại. Chúng sẽ thường xuyên cọ xát vào khoang miệng và dẫn đến chảy máu trong giai đoạn đầu. Nếu dư dây cung hoặc dây thép có thể khiến cọ xát vào má môi gây chảy máu thường xuyên. 

► Tình trạng viêm lợi

Việc vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng khá khó khăn. Nếu răng và khoang miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến cặn thức ăn tích tụ. Vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nướu và chảy máu chân răng.

Ngoài ra trong quá trình niềng, răng cũng nhạy cảm hơn bình thường nên dễ bị viêm lợi hơn.

► Kỹ thuật, tay nghề của nha sĩ

Kỹ thuật chỉnh nha của nha sĩ cũng là một yếu tố quan trọng gây xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Nếu nha sĩ không đủ chuyên môn và tay nghề không cao có thể chỉnh lực siết không phù hợp. Lực siết răng quá mạnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến chân răng làm chảy máu hoặc răng sẽ yếu dần và lung lay. 

► Thiếu chất dinh dưỡng

Khi mới niềng răng khiến việc ăn uống gặp khó khăn. Vitamin C ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các mạch máu xung quanh răng và giúp tăng cường hệ miễn dịch ngăn ngừa nhiễm trùng. Vitamin K quan trọng với quá trình đông máu. Vitamin B ảnh hưởng đến sức bền thành mạch. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C vitamin K vitamin B và canxi làm chân răng yếu dễ viêm lợi tụt lợi và dễ chảy máu chân răng.

► Mắc các bệnh lý khác

Đôi khi niềng răng bị chảy máu chân răng có thể do bệnh lý trùng hợp với thời gian niềng răng nên nhiều bệnh nhân lầm tưởng đó là chảy máu chân răng khi niềng. Thực tế một số bệnh như: tiểu đường, rối loạn tiểu cầu, ung thư máu,...cũng có một trong các biểu hiện là chảy máu chân răng.

Ngoài ra, một số bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống đột quỵ thuốc làm thay đổi nồng độ hormone cũng có thể có tác dụng phụ là chảy máu chân răng.

chay-mau-chan-rang-khi-nieng-rang-1

Cách khắc phục niềng răng bị chảy máu chân răng

Dưới đây là một vài cách khắc phục niềng răng bị chảy máu chân răng, hạn chế tổn thương khi chỉnh nha.

♦ Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa thông thường sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vấn đề khiến nhiều người e ngại là việc chải răng có thể làm bung tuột mắc cài. Trong khi đó, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ lại đóng vai trò rất quan trọng khi chỉnh nha, giúp phòng tránh các bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng lộ trình điều trị. Bạn nên chải răng ít nhất 2 – 3 lần/ ngày bằng bàn chải có lông mềm, sử dụng lực vừa phải để tránh làm tổn thương đến nướu và làm bung mắc cài.

♦ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Nhiều người cảm thấy khó chịu, vướng víu và đau nhức khi phải nhai nuốt thức ăn nên ăn được rất ít thức ăn mỗi bữa, loại bỏ một số món ăn. Tình trạng này là nguyên nhân vì sao bị chảy máu chân răng khi niềng răng một cách âm thầm. Để khắc phục tình trạng niềng răng bị chảy máu chân răng hiệu quả, hãy cố gắng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để hạn chế việc ăn nhai, bạn có thể cắt nhỏ thực phẩm, xay, nghiền và ưu tiên các món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, soup, canh…

♦ Tái khám định kỳ

Thời gian tái khám định kỳ khi niềng răng thường là 2 tuần/lần để bác sĩ theo dõi, kiểm tra và siết lực cho giai đoạn niềng răng tiếp theo. Hãy tuân thủ thời gian tái khám định kỳ này để bác sĩ điều chỉnh lại dây cung và mắc cài. Thực tế, nếu bạn bỏ qua thời gian siết răng thì phần dây cung thừa ra do răng dịch chuyển có thể làm tổn thương đến má dẫn đến hiện tượng niềng răng bị chảy máu.

Bên cạnh đó, nếu cảm thấy việc ăn nhai hay vệ sinh răng miệng quá khó khăn, gây hiện tượng chảy máu lợi liên tục mỗi khi đánh răng hay ăn uống thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nha khoa. Ngoài việc hướng dẫn chăm sóc răng đúng cách, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tổng thể, phát hiện và xử lý những bất thường trong quá trình niềng răng chỉnh nha của bạn.

Phòng ngừa chảy máu chân răng khi niềng răng

Để hạn chế chảy máu chân răng khi niềng bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Dùng sáp nha khoa để bọc các điểm cuối dây cung hay mắc cài khi mới niềng để khoang miệng không bị tổn thương gây chảy máu và viêm nhiễm. Khi chưa mua được sáp nha khoa bạn có thể dùng bông gòn để chèn tạm thời.
  • Nếu cảm giác được một đầu dây cung thừa bạn nên liên hệ nha sĩ để được cắt bỏ.
  • Dù hệ thống mắc cài dây cung khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn nhưng bạn hãy cố gắng vệ sinh kỹ càng nhất có thể. Nếu dùng bàn chải thông thường không hiệu quả bạn có thể dùng máy tăm nước chỉ nha khoa,...
  • Chế độ ăn uống sau niềng răng không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe mà còn củng cố độ vững chắc của chân răng và giúp răng nhanh ổn định hơn. Khi mới niềng răng bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm mềm hoặc món ăn dạng lỏng. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn uống các loại nước ép sinh tố thực phẩm chức năng để bổ sung những vitamin cần thiết.
  • Lựa chọn địa chỉ chỉnh nha uy tín là cách để bạn có một hàm răng như ý trong tương lai và hạn chế tác dụng phụ sau khi niềng răng trong đó có chảy máu.
  • Thông thường 2 tuần một lần bác sĩ lại yêu cầu bạn tái khám. Dù bận bịu đến đâu hãy cố gắng tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ đánh giá sự dịch chuyển của răng nhằm có những điều chỉnh hợp lý. Nếu để quá lâu mới tái khám răng dịch chuyển cũng khiến dây cung thừa ra và gây chảy máu trong khoang miệng.

Chảy máu chân răng khi niềng răng là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể khắc phục và phòng ngừa nếu bạn tuân thủ các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách. Hãy thường xuyên thăm khám nha khoa và tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo hành trình chỉnh nha của bạn diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao nhất.

>> Xem thêm: Niềng Răng Bao Lâu Mới Hết Đau

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY