Tẩy Trắng Răng Có Bị Vàng Lại Không【BS.Tư Vấn】
Tẩy trắng răng là một phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng ố vàng, mang lại nụ cười rạng rỡ và tự tin. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng tẩy trắng răng có bị vàng lại không. Hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời và cách chăm sóc răng miệng đúng cách để duy trì màu răng trắng sáng lâu dài nhé!
Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng là một phương pháp sử dụng hóa chất hoặc kết hợp chất tẩy trắng và năng lượng ánh sáng để làm trắng răng.
Các hóa chất này thường là hydrogen peroxide hoặc carbamide peroxide, có tác dụng phá vỡ các phân tử sắc tố bám trên bề mặt và bên trong men răng, khiến răng trắng sáng hơn.
Nguyên nhân tẩy trắng răng xong bị vàng lại
Răng sau khi tẩy bị vàng lại thường do một số nguyên nhân sau:
Chăm sóc răng miệng sai cách
Không đánh răng đủ 2 – 3 lần/ngày, chải răng theo chiều ngang có thể khiến vi khuẩn còn tích tụ lại. Sau khi đánh răng không kết hợp với chỉ nha khoa hoặc máy tăm để làm sạch các kẽ răng sẽ khiến cho răng dễ bị ố vàng.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá không những gây hại cho phổi mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Việc hút thuốc lá thường xuyên về lâu dài sẽ làm vàng răng, hôi miệng và gây các bệnh về nướu.
Ăn nhiều thực phẩm có màu
Trà, cà phê, bánh ngọt… là một trong những loại thực phẩm mang tính bám màu cao. Sau khi tẩy nếu bạn sử dụng những loại thực phẩm này quá sớm chúng sẽ là nguyên nhân khiến răng trở nên ố vàng.
Lựa chọn nha khoa không uy tín
Để hiệu quả tẩy trắng răng được duy trì lâu dài thì bạn nên lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa chất lượng. Nếu chẳng may chọn phải những nha khoa kém uy tín thì việc răng bị vàng trở lại là điều sẽ nhanh chóng xảy ra.
Chưa kể, việc thực hiện tẩy trắng răng tại các nha khoa này còn tồn tại khá nhiều rủi ro như sản phẩm tẩy trắng không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Các yếu tố bệnh lý
Nguyên nhân răng bị ố vàng có thể do một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu. Ngoài ra, ở những người mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, đái tháo đường,… cũng có thể làm răng nhanh chóng bị vàng sau khi tẩy trắng.
Tẩy trắng răng có bị vàng lại không?
Tẩy trắng răng chỉ có tác dụng làm trắng lớp men răng bên ngoài, không thể tác động đến lớp ngà răng bên trong. Do đó, nếu răng xỉn màu màu, ố vàng do các nguyên nhân như nhiễm fluor, nhiễm tetracycline,… Thì sau khi tẩy trắng răng vẫn có thể bị vàng lại.
Thời gian duy trì độ trắng của răng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường, tác dụng của thuốc tẩy trắng chỉ có thể kéo dài từ 2 – 3 năm hoặc lâu hơn nếu có biện pháp bảo vệ và chăm sóc răng miệng tốt. Sau thời gian này, răng có thể bị ngả vàng, xỉn màu do thuốc tẩy trắng hết tác dụng.
Tẩy trắng răng xong bị vàng ở mỗi người sẽ khác nhau. Một số người bị vàng răng nhẹ nhưng cũng có một số người lại bị vàng đậm hơn. Tình trạng này thường xuất hiện dần theo thời gian. Ban đầu chỉ là một vài đốm vàng ở một số vị trí nhất định, sau đó sẽ lan rộng ra toàn bộ bề mặt răng.
Tẩy trắng răng bị vàng phải làm sao?
Chắc hẳn bạn sẽ rất thất vọng khi vừa tẩy trắng răng không bao lâu, răng lại có hiện tượng vàng như lúc đầu. Việc đến nha khoa tẩy trắng răng quá nhiều lần gây tốn kém thời gian, chi phí cũng như nguy cơ hư tổn men răng. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để hỗ trợ giữ màu trắng cho răng sau khi tẩy trắng răng.
Làm trắng răng bằng than hoạt tính
Tẩy trắng răng tại nhà bằng than hoạt tính là một phương pháp tự nhiên và phổ biến. Than hoạt tính có khả năng hấp thụ chất bẩn và mảng bám trên răng, giúp làm sạch và làm trắng răng một cách hiệu quả. Có thể kết hợp cùng với muối để vừa làm trắng, vừa vệ sinh răng miệng.
Làm trắng răng bằng muối và chanh
Chanh là một loại quả mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong chanh có chứa một lượng lớn axit có khả năng tẩy trắng răng nhẹ nhưng đảm bảo không gây hư tổn men răng với liều lượng ít. Muối và chanh sẽ là bộ đôi làm sạch răng hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn 1 ít muối và vài giọt chanh. Sau đó, lấy bàn chải chải răng chấm hỗn hợp này và chải răng như bình thường. Súc miệng lại bằng nước sạch để tránh vị chua và mặn. Muối và chanh là hỗn hợp có tính axit nên chỉ sử dụng khoảng khoảng 1 – 2 lần/tuần vì nếu lạm dụng thì thành phần axit của chanh sẽ rất dễ gây hại cho men răng.
Làm trắng răng với muối cùng baking soda
Cũng giống như than hoạt tính, Baking Soda là một thành phần khá hữu ích trong đời sống. Ít ai biết răng baking soda có tác dụng làm trắng khá tốt. Chỉ cần trộn đều muối tinh khiết cùng với một ít Baking soda và tiến hành chải răng với hỗn hợp này như bình thường.
Lưu ý là baking soda cũng giống như chanh, có khả năng gây mài mòn răng. Chính vì thế, bạn không nên sử dụng cách này quá thường xuyên bởi vì nó có thể làm bong tróc và hư tổn lớp men răng của bạn. Một tuần 2 lần đánh răng với công thức này sẽ giúp răng bạn trở nên sáng bóng hơn.
Lời khuyên giúp răng giữ màu lâu sau khi tẩy trắng
Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia giúp giữ màu lâu sau khi tẩy trắng răng:
- Trong vòng 2 giờ đầu sau khi tẩy trắng răng, không nên ăn uống bất kỳ thứ gì.
- Chải răng nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm, không tác động quá mạnh, kết hợp cùng kem đánh răng chứa fluor để răng chắc khỏe hơn.
- Khi vệ sinh răng miệng nên dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vi khuẩn trong kẽ răng, ngăn ngừa ố vàng.
- Không hút thuốc lá, hạn chế ăn thực phẩm và đồ uống dễ nhiễm màu, có tính axit cao, quá dai, cứng.
- Khám định kỳ từ 3 - 6 tháng một lần để bác sĩ lấy cao răng, loại bỏ mảng bám gây ố vàng và xử lý vấn đề phát sinh, bảo vệ răng tốt nhất.
Hy vọng bài viết trên đã giải quyết thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề tẩy trắng răng có bị vàng lại không. Trên thực tế tẩy trắng răng không cho hiệu quả vĩnh viễn, khách hàng cần chú ý nhiều đến việc ăn uống, vệ sinh và thói quen sinh hoạt của mình để hạn chế răng xỉn màu, đặc biệt nên lựa chọn nha khoa uy tín giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.
>> Xem thêm: Răng ố vàng là bệnh gì