Răng Ố Vàng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Răng ố vàng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khi cười cũng như giao tiếp hằng ngày. Tình trạng này khiến không ít người cảm thấy lo lắng, nhất là những người có thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên. Vậy răng ố vàng là bệnh gì và làm sao giúp răng trắng sáng hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.
Răng ố vàng là bệnh gì?
Răng ố vàng thường không được coi là một bệnh lý nghiêm trọng, mà chủ yếu là vấn đề thẩm mỹ. Không phải là bệnh lý nghiêm trọng đến sức khỏe bởi răng vàng không có những biểu hiệu gây đau đớn cho cơ thể mà chỉ được quan tâm về yếu tố thẩm mỹ. Thế nhưng vẫn có một số ít trường hợp xảy ra các hiện tượng đau răng, chảy máu chân răng không rõ lý do thì đây cũng có thể là các dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe răng miệng. Một số bệnh lý như:
- Bệnh thiếu máu dạng hồng cầu lưỡi liềm.
- Bệnh sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu.
- Bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch.
- Bệnh tiểu đường.
- Trẻ em đau ốm dài ngày dẫn đến canxi hóa răng và làm xỉn màu răng.
Nguyên nhân gây ra ố vàng răng
Răng ố vàng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Thói quen ăn uống
- Uống nhiều cà phê, trà, nước cồn có thể làm tăng nguy cơ răng bị ố vàng.
- Sử dụng thức uống có đường và nước ngọt cũng có thể gây ố vàng.
Hút thuốc lá
Nicotine và các chất hóa học khác trong thuốc lá có thể làm mất trắng răng và tạo nên mảng bám.
Tuổi tác
Răng có thể bị ố vàng do quá trình lão hóa tự nhiên, khi men răng mòn và làm mỏng.
Bệnh lý răng và nướu
Các bệnh lý như: viêm nướu, sâu răng có thể ảnh hưởng đến màu sắc của răng.
Thuốc và hóa chất
Một số loại thuốc cũng có thể làm cho răng bị ố vàng nếu sử dụng trong giai đoạn phát triển của răng.
Chăm sóc răng không đúng cách
Đánh răng không đúng cách hoặc không đủ thường xuyên có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám phát triển, gây ố vàng.
Cách tẩy trắng răng ố vàng tại nhà hiệu quả
Sử dụng dầu dừa
Sử dụng dầu dừa làm trắng răng và loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả. Bạn chỉ cần ngậm dầu dừa khoảng 10 - 30 phút, sau đó vệ sinh lại bằng kem đánh răng.
Tẩy trắng răng ố vàng bằng oxy già và baking soda
Oxy già và baking soda đều có tác dụng làm sạch, tẩy trắng răng và kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, bạn hãy trộn 2 nguyên liệu này thành hỗn hợp dạng sệt, sau đó dùng để đánh răng nhằm loại bỏ mảng bám hiệu quả. Phương pháp trị răng ố vàng này khá đơn giản và có thể áp dụng dễ dàng tại nhà.
Lưu ý: Bạn chỉ nên làm trắng răng bằng baking soda khoảng 2 lần/tuần để tránh mòn men răng.
Dùng giấm táo
Răng ố vàng phải làm sao? Bạn hãy thử pha 2 muỗng giấm táo vào 175ml nước, sau đó ngậm và súc miệng trước khi đánh răng. Bởi trong giấm táo chứa enzyme Axit Axetic, giúp loại bỏ các vết ố vàng trên răng, giúp hàm răng trở nên sáng bóng.
Mẹo chữa răng ố vàng bằng vỏ cam, chanh
Bạn hãy sử dụng vỏ cam hoặc vỏ chanh để chà sạch răng trước khi đánh. Bởi các acid tự nhiên trong cam và chanh sẽ loại bỏ mảng bám gây xỉn màu trên răng. Ngoài ra, để trị răng ố vàng cấp tốc, bạn có thể dùng nước cốt chanh để súc miệng từ 1 - 2 lần/tuần. Lưu ý không nên lạm dụng để tránh làm mòn men răng.
Trị răng ố vàng tại nha khoa
Hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ để tìm hiểu về các phương pháp làm trắng răng tại nha khoa.
-
Tẩy trắng răng ố vàng bằng ánh sáng laser: Quy trình thực hiện gồm 3 bước, bước đầu tiên là bôi chất tẩy trắng lên răng của bạn. Sau đó nha sĩ sẽ sử dụng ánh sáng laser hoặc ánh sáng LED để kích hoạt chất tẩy trắng. Quá trình này giúp tăng cường hiệu quả của chất tẩy trắng răng ố vàng và rút ngắn thời gian điều trị.
-
Bọc răng sứ thay thế răng ố vàng: Phương pháp làm răng sứ sẽ che các khuyết điểm khó loại bỏ của răng và cải thiện thẩm mỹ của hàm răng.
Cách chăm sóc răng hạn chế ố vàng
Để ngăn ngừa tình trạng ố vàng răng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc răng miệng dưới đây:
- Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ chất màu bám trên răng tốt hơn.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn, thức uống đậm màu, chứa nhiều đường và nhiều acid. Nếu có thì nên súc miệng ngay sau khi ăn hoặc đánh răng sau khoảng 30 phút.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây vì chúng chứa hoạt chất tẩy trắng răng tự nhiên.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần được được lấy cao răng và điều trị các bệnh răng miệng nếu có.
Tình trạng răng ố vàng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng khác, bạn nên tìm gặp bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0898.909.333 để được giải đáp nhanh chóng nhé!