Xiết Ăn Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Hai, 24 Tháng Hai 2025

Xiết ăn răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh gây cảm giác đau nhức, khó khăn trong ăn uống và gây hôi miệng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục xiết ăn răng trong bài viết dưới đây nha!

xiet-an-rang

Xiết ăn răng là bệnh gì?

Xiết ăn răng hay còn gọi là sâu răng. Đây là tình trạng lớp men răng và ngà răng bị các loại vi khuẩn tấn công, gây nên các đốm đen, bào mòn răng, dẫn đến hư hại cấu trúc răng, gây mất thẩm mỹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng hoặc thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Xiết ăn răng là một loại bệnh lý răng miệng thường gặp trong nha khoa, gây nhiều tác hại đối với cả trẻ em lẫn người lớn như:

  • Khiến bề mặt răng đổi màu (đen, vàng), xuất hiện các lỗ hổng gây ảnh hưởng thẩm mỹ.
  • Răng bị ăn mòn, biến dạng hoặc hư hại đến mức chỉ còn gốc sát với nướu (sún răng).
  • Răng trở nên giòn yếu và dễ bị gãy, vỡ.
  • Vi khuẩn xiết ăn răng lan rộng có thể gây viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng.
  • Tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai.

Nguyên nhân gây ra bệnh xiết ăn răng

Vệ sinh răng miệng sai cách

Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh sâu răng. Đánh răng sai cách sẽ làm cho mảng bám và vi khuẩn không được loại bỏ triệt để. Về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh xiết ăn răng.

Ăn quá nhiều đồ ngọt

Bánh kẹo thường chứa hàm lượng đường cao và có chất kết dính trên răng Do đó, sau khi ăn nếu vệ sinh răng miệng không sạch, khiến cho mảng bám còn sót lại. Lâu dần sẽ dẫn đến bệnh sâu răng ở bé và người lớn.

Thiếu vitamin và khoáng chất

Thiếu vitamin, khoáng chất là nguyên nhân gây xiết ăn răng. Đặt biệt là khi thiếu canxi và flour sẽ khiến răng yếu đi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng dễ dàng.

Thói quen ăn nhai không tập trung

Chính điều này đã làm cho quá trình phân giải các phân tử Saccarozo và Glucozo diễn ra mạnh mẽ và bám trên thành răng. Dần dần, răng bị chuyển màu và gây ra tình trạng xiết răng nghiêm trọng.

xiet-an-rang-1

Triệu chứng của bệnh xiết ăn răng

Xiết ăn răng rất dễ nhận biết, triệu chứng ở từng giai đoạn sẽ khác nhau. Dưới đây là ba giai đoạn phổ biến của xiết ăn răng:

Giai đoạn 1: Xiết ăn răng nhẹ

Ở giai đoạn đầu của xiết ăn răng, bạn quan sát chỉ có những biểu hiện nhỏ bên ngoài mặt răng, còn cấu trúc răng lúc này vẫn chưa bị ảnh hưởng. Chính vì thế trẻ hoàn toàn không có cảm giác đau nhức hay khó chịu, chỉ khi thăm khám trực tiếp tại nha khoa mới có thể phát hiện bệnh lý này.

Giai đoạn 2: Xiết ăn răng tiến triển

Giai đoạn xiết ăn răng tiến triển, bề mặt răng lúc này dần dần bị bào mòn. Trẻ sẽ cảm giác đau buốt mỗi khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Giai đoạn 3: Xiết răng trở nặng

Đây là mức độ nặng nhất của xiết ăn răng, răng lúc này gần như đã bị bào mòn toàn bộ, chỉ còn lại phần chân răng sát nướu. Ngoài cảm thấy đau buốt răng, trẻ còn có thể bị đau đầu, thậm chí bị sốt nếu vùng chân răng có hiện tượng bị nhiễm trùng.

Cách trị xiết ăn răng chuẩn nha khoa

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị  chính tại nha khoa:

Tái khoáng

Là phương pháp điều trị xiết răng giai đoạn 1. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một loại dung dịch nha khoa chuyên dụng có chứa các thành phần như canxi, flour để chấm vào vị trí răng bị tổn thương nhằm tái tạo lại men răng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Trám răng

Trám răng là phương pháp điều trị xiết ăn răng giai đoạn 2. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng cho người bệnh, sau đó loại bỏ những mô răng bị tổn thương và cuối cùng là dùng đèn layer để trám vào răng.

Nhổ răng

Là phương pháp điều trị răng bị xiết giai đoạn 3. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ toàn bộ phần chân răng bị tổn thương do xiết để tránh làm ảnh hưởng đến xương hàm và các mô nướu xung quanh.

xiet-an-rang-3

Phòng ngừa xiết ăn răng cho người lớn và trẻ em

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để phòng ngừa:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn, nước uống có chứa nhiều đường, những thực phẩm này sẽ không tốt cho men răng.
  • Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, chế phẩm từ sữa để tái tạo men răng.
  • Thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng.

Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng xiết ăn răng. Tuy là bệnh lý quen thuộc, nhưng không được chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị xiết răng. Phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền