Viêm Lưỡi Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Năm, 19 Tháng Mười Hai 2024

Viêm lưỡi là một tình trạng rối loạn sức khỏe miệng phổ biến, ảnh hưởng đến bề mặt lưỡi với các biểu hiện như sưng, đau rát, và thay đổi màu sắc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về viêm lưỡi là gì, nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị.

viem-luoi-la-gi

Viêm lưỡi là gì?

Lưỡi là một phần quan trọng trong hệ tiêu hóa và giao tiếp của chúng ta, nhưng khi nó bị viêm, sự thoải mái và sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy viêm lưỡi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt của lưỡi. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như đau, sưng, đỏ và cảm giác khó chịu trên lưỡi. Viêm lưỡi có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện và có thể là triệu chứng của một số bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác.

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng viêm lưỡi 

Khi lưỡi xuất hiện một số triệu chứng bất thường dưới đây, có thể bạn đã bị nhiễm trùng ở lưỡi:

  • Lưỡi đau, sưng tấy
  • Lưỡi bị nứt
  • Thay đổi màu sắc bề mặt lưỡi.
  • Lưỡi ngứa rát thường xuyên.
  • Khó khăn khi ăn nhai, nói chuyện.
  • Các nhú trên lưỡi biến mất khiến lưỡi mịn, bóng, người bệnh không thể cảm nhận được mùi vị thức ăn.

viem-luoi-la-gi-1

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lưỡi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm lưỡi, nhưng có thể kể đến các nguyên nhân thường gặp dưới đây: 

Những yếu tố gây dị ứng, kích ứng 

Khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân bên ngoài đưa vào cơ thể gây dị ứng như: Thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc,... dẫn đến các mô lưỡi bị viêm kèm theo những dấu hiệu sưng, nổi hột, chuyển màu lưỡi. Khi gặp phải những triệu chứng này người bệnh nên đến các cơ sở y tế để xử lý sớm. 

Nhiễm các loại virus 

Đây được xem là tác nhân phổ biến gây bệnh viêm lưỡi. Khi virus tiếp xúc với lưỡi thì sẽ tấn công bộ phận này và làm suy yếu hệ miễn dịch, lưỡi sẽ mất sức đề kháng, nhú lưới và các mô lưỡi cũng trở nên yếu ớt. Loại virus có tác động mạnh mẽ đến lưỡi mang tên Herpes simplex. Dấu hiệu khi nhiễm virus này là đau lưỡi, lưỡi sưng lên, xuất hiện mụn rộp dạng phồng, lây sang quanh miệng. 

Cơ thể không cung cấp đủ sắt 

Thành tố sắt rất cần thiết trong việc hình thành những tế bào hồng cầu. Trong khi đó, nồng độ myoglobin có trong tế bào hồng cầu có chức năng rất quan trọng  với cấu trúc mô cơ của lưỡi. Chính vì thế, bạn phải bổ sung sắt cho cho thể đầy đủ thông qua thức ăn, thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Các chấn thương tác động lên vùng miệng

Một số tác động mạnh bên ngoài tư tai nạn, té ngã sẽ gây ra những chấn thương ở vùng miệng, tổn thương đến các niêm mạc tại lưỡi.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm lưỡi

Tránh các tác nhân gây bệnh là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm lưỡi. Cụ thể bạn nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, không để xảy ra tình trạng thiếu vitamin B, thiếu máu thiếu sắt,…
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng tốt hơn
  • Hạn chế các thực phẩm gây kích thích lưỡi như thức ăn cứng, thức ăn cay nóng, thực phẩm có tính acid, chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng, theo dõi tình trạng sức khỏe răng và phát hiện kịp thời các triệu chứng nhiễm trùng lưỡi, từ đó sớm tìm cách khắc phục.

viem-luoi-la-gi-2

Phương pháp điều trị bệnh viêm lưỡi

Phương pháp điều trị bệnh viêm lưỡi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh viêm lưỡi phổ biến:

Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân chính là phần loại bỏ gốc rễ của vấn đề:

  • Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin thiếu hụt, chẳng hạn như vitamin B12, sắt, hoặc axit folic.

  • Nhiễm trùng: Điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, hoặc thuốc kháng virus tùy thuộc vào loại tác nhân gây bệnh.

  • Kích ứng: Loại bỏ các tác nhân gây kích ứng, chẳng hạn như răng giả không vừa vặn hoặc cắn vào má.

  • Bệnh lý tiềm ẩn: Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn như nấm lưỡi, viêm lưỡi dị ứng,...

Giảm triệu chứng

Một số phương pháp làm giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh đang được áp dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và sưng.

  • Thuốc tê miệng: Sử dụng thuốc tê miệng để giảm cảm giác khó chịu và rát buốt ở lưỡi.

  • Nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh lên lưỡi có thể giúp giảm sưng và đau.

  • Chế độ ăn uống mềm: Ăn thức ăn mềm và dễ nuốt để tránh làm tổn thương lưỡi thêm.

  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để giữ cho miệng luôn ẩm ướt và ngăn ngừa khô miệng.

Hi vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ viêm lưỡi là gì, hiểu được nguyên nhân và cách phòng bệnh cũng như điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với nha khoa ST Dentist qua hotline 0898.909.333 để được hỗ trợ sớm nhất nha.

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY