Viêm Lợi Sưng Má Trong Miệng Có Nguy Hiểm Không?
Một vấn đề răng miệng rất thường gặp phải ở mọi lứa tuổi đó là viêm lợi. Nếu không chữa trị kịp thời thì tới giai đoạn nhất định nó sẽ tiến triển thành viêm lợi sưng má hay sưng má trong miệng, sưng mặt làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường ngày. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.
Sưng má trong miệng là gì?
Không khó để bắt gặp những trường hợp bị viêm lợi, viêm chân răng, đây là một dạng thương tổn ở nướu lợi gây viêm nhiễm và kéo theo nhiều biến chứng khác như sưng má trong miệng, viêm lợi có mủ gây cảm giác khó chịu, đau nhức. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn sưng má trong miệng, sưng mặt thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ăn uống và việc giao tiếp cũng khó khăn hơn.
Ban đầu chứng viêm lợi không có triệu chứng gì đặc trưng nên thường bị bỏ qua. Các biểu hiện ban đầu thường là chảy máu chân răng, sưng đỏ nướu và hơi thở có mùi khó chịu. Đa số trường hợp đều phải tới giai đoạn nặng khi viêm lợi xuất hiện ổ mủ hoặc gây sưng má thì mới được chú ý tới.
Dấu hiệu sưng má trong miệng
Các triệu chứng ban đầu của sưng má trong miệng thường không rõ ràng nhưng bạn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:
- Nướu quanh chân răng bị sưng đỏ, mềm hơn bình thường.
- Nướu dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng tăm xỉa răng.
- Có cảm giác đau khi ăn nhai.
- Nướu bị tụt, có thể xuất hiện mủ nếu tình trạng viêm trở nặng.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Tại sao bị sưng má trong miệng?
Sưng má trong miệng chủ yếu xuất phát từ sự tích tụ của mảng bám và cao răng tại các kẽ răng hoặc dưới nướu – những vị trí thường bị bỏ sót khi vệ sinh răng miệng không kỹ. Mảng bám này bao gồm vi khuẩn và cặn thức ăn hằng ngày, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Lâu ngày, khiến lợi bị kích ứng và viêm nhiễm.
Sưng má trong miệng là một trong những triệu chứng điểm hình của viêm lợi. Ngoài ra, viêm lợi gây sưng má còn có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ sau:
- Hút thuốc lá.
- Thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ răng không đúng kỹ thuật: răng sứ lỏng, cấn nướu,…
- Miếng trám răng bị hư hỏng, chân răng yếu.
- Suy giảm hệ miễn dịch, đặc biệt ở bệnh nhân HIV.
- Mắc bệnh đái tháo đường, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ hoặc giai đoạn mãn kinh.
- Thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và B12.
- Ảnh hưởng từ một số loại thuốc điều trị như thuốc tránh thai, thuốc chống co giật, thuốc chẹn kênh calci, thuốc hóa trị ung thư.
Viêm lợi gây sưng má trong miệng có nguy hiểm không?
Viêm lợi mặc dù không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị sớm thì cũng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp, gây tác động nặng nề tới chất lượng cuộc sống, hơn nữa việc điều trị về sau sẽ càng khó khăn hơn.
Một số biến chứng có thể xảy đến bao gồm:
- Viêm tủy răng: Vi khuẩn gây viêm lợi sưng má sẽ dần tấn công đến mô răng, lan dần vào tủy gây viêm nhiễm. Kèm theo đó là cảm giác đau nhức dai dẳng, nghiêm trọng hơn có thể đau buốt tới tận óc.
- Viêm nha chu: Viêm nướu gây sưng má trong miệng tiến triển nặng sẽ lan rộng tới cả những tổ chức nha chu khác quanh răng, dẫn đến tiêu xương, thương tổn dây chằng.
- Lung lay răng và thậm chí mất răng: Các tổ chức quanh răng bao gồm mô nướu, xương ổ răng yếu dần, không còn đủ chắc khỏe dẫn tới hiện tượng tụt lợi, lợi tách khỏi nướu. Khi vấn đề này trở nên nghiêm trọng thì răng của bạn sẽ bắt đầu gãy rụng và lung lay.
- Biến chứng liên quan tới sức khỏe cơ thể: Tình trạng viêm lợi sưng má nếu kéo dài có thể tác động tới sức khỏe toàn thân, tăng nguy cơ viêm phổi, đau tim, đột quỵ.
Chính bởi những biến chứng này mà bạn không được chủ quan khi phát hiện các triệu chứng cảnh báo viêm lợi. Nếu nhận thấy bất cứ bất thường nào, tốt nhất bạn nên tới phòng khám nha khoa gần nhất để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Giải pháp khắc phục sưng má trong miệng
Viêm nướu gây sưng má trong miệng cần được chữa trị từ nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố kích thích, giữ môi trường khoang miệng sạch sẽ để vi khuẩn không lây lan trong miệng:
- Trước tiên, bạn cần cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám ở cả kẽ răng, bề mặt răng và bên dưới nướu, từ đó phòng tránh vi khuẩn gây tổn hại đến răng lợi.
- Người bị viêm lợi tiến triển đến giai đoạn sưng má trong miệng, sưng mặt cần dùng thêm một số loại thuốc giảm sưng, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp viêm lợi nặng cần điều trị kết hợp với các kỹ thuật nha khoa khác. Nếu mô lợi đã bị teo đi nhiều không thể phục hồi được thì cần thực hiện ghép vạt lợi. Có trường hợp cần ghép thêm xương để bù đắp lại phần xương hàm đã bị tiêu biến.
Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị viêm lợi sưng má, bạn cần thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách để kết quả sau điều trị được duy trì tốt. Cụ thể, bạn cần chải răng hàng ngày và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng. Cùng với đó là xây dựng chế độ ăn lành mạnh, thăm khám định kì sau mỗi 6 tháng hoặc theo lịch hẹn với bác sĩ nha khoa.
Cách phòng ngừa viêm lợi sưng má
Phòng ngừa viêm lợi sưng má là một quyết định thông minh không chỉ bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn giúp bạn tránh được các phiền toái và chi phí liên quan đến điều trị. Những thói quen tốt dưới đây có thể giúp duy trì sức khỏe nướu và giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách
Thói quen vệ sinh răng miệng cần được chú ý từ những ngày đầu tiên. Bạn nên đánh răng hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa đều đặn và chọn loại nước súc miệng thích hợp. Kỹ thuật đánh răng cũng rất quan trọng; việc sử dụng bàn chải mềm và không quá mạnh tay sẽ giúp làm sạch mà không làm tổn thương nướu.
Kiểm tra răng miệng định kỳ ít nhất mỗi sáu tháng một lần cũng rất cần thiết. Qua các buổi thăm khám này, nha sĩ có thể phát hiện sớm những vấn đề về nướu và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa viêm lợi sưng má. Việc duy trì chế độ ăn uống giàu trái cây, rau củ và các thực phẩm chứa nhiều vitamin sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về nướu.
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và axit, chẳng hạn như kẹo, nước ngọt và thức ăn nhanh, cũng cực kỳ cần thiết. Những thực phẩm này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn trong miệng mà còn dẫn đến tình trạng viêm nướu nếu tiêu thụ quá nhiều.
Bên cạnh đó, uống đủ nước cũng giúp làm sạch miệng, giảm thiểu sự hình thành mảng bám và vi khuẩn.
Tránh xa thói quen xấu
Cuối cùng, việc từ bỏ hoặc hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc lá và tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ có một ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn. Nicotine và các chất độc hại khác trong thuốc lá không chỉ làm suy yếu hệ miễn dịch mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nướu một cách đáng kể.
Với các biện pháp phòng ngừa hợp lý, bạn hoàn toàn có thể giữ cho nướu và răng miệng của mình luôn trong tình trạng tốt nhất. Điều này không chỉ giúp bạn tránh khỏi sưng má trong miệng, mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn.
Việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt, kiểm tra định kỳ tại nha khoa, cùng với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải viêm lợi sưng má trong miệng. Hãy luôn chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn để có được nụ cười tươi tắn và sức khỏe bền lâu.