Tủy Răng Bị Thối Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Ba, 18 Tháng Hai 2025

Tuỷ răng bị thối là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Khi tình trạng này xảy ra, không chỉ gây ra cảm giác đau nhức. Mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy tủy răng bị thối là bệnh gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.

tuy-rang-bi-thoi

Tủy răng bị thối là gì?

Tủy răng bị thối được xem là nhiễm trùng tủy răng hay gọi cách khác là hoại tử tủy răng, đây là tình trạng bệnh lý không thể khôi phục như ban đầu khi phần tủy mềm bên trong răng bị chết. Khi răng của bạn bị hư hại do sâu hoặc chấn thương, tủy răng có thể bị nhiễm trùng và cuối cùng chết đi.

Tủy răng bị thối là giai đoạn cuối của bệnh viêm tủy răng gây khó chịu, hơi thở từ miệng có mùi và đau nhức cho bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết răng bị thối tủy

Khi răng bị thối tủy, người bệnh có thể nhận biết sớm bằng các dấu hiệu như sau:

  • Cơn đau nhẹ, đau nhói kéo dài 30 giây hoặc lâu hơn sau khi tiếp xúc với nóng, lạnh hoặc đồ ngọt.
  • Răng và men răng bị đổi màu, thường sẫm màu hơn các răng bình thường do máu không đủ để cung cấp nuôi dưỡng răng.
  • Răng mất cảm giác và không phản ứng với các tác động như ăn thực phẩm nóng, lạnh, gõ. 
  • Hơi thở và khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
  • Màng nha chu quanh răng sưng và đỏ.
  • Nướu có triệu chứng viêm, loét hoặc áp xe quanh chân răng.

tuy-rang-bi-thoi-1

Nguyên nhân khiến tuỷ răng bị thối, nhiễm trùng

Tủy răng bị thối là hậu quả của việc vi khuẩn xâm nhập và phát triển bên trong buồng tủy do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Bệnh về răng miệng

Nếu không duy trì vệ sinh răng miệng hằng ngày và điều trị các bệnh về răng miệng kịp thời, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng tủy răng. Các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu cũng có thể dẫn đến tình trạng tủy răng bị thối.

Nguyên nhân bên ngoài

Tủy răng cũng có thể bị tổn thương trực tiếp do các yếu tố bên ngoài như:

  • Chấn thương, va đập mạnh vào răng do tai nạn, chơi thể thao
  • Mẻ, vỡ, gãy, nứt răng
  • Nghiến răng, thói quen cắn các vật cứng (bút, đá, hạt...)
  • Mài răng không đúng cách khi phục hình

Trong các trường hợp này, lớp men, ngà răng bị tổn thương và vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công vào tủy răng gây bệnh.

tuy-rang-bi-thoi-2

Tủy răng bị thối có nguy hiểm không?

Tủy răng là nguồn cung cấp nguồn sống cho răng, do đó, khi tủy răng sâu bị thối có thể khiến cho răng suy yếu, thậm chí có thể gây mất cảm giác. Khi không được chữa trị kịp thời và đúng cách, tình trạng thối tủy răng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và tổng thể.

Suy giảm khả năng ăn nhai

Thối tủy răng gây nên cảm giác đau nhức khi tiếp xúc hoặc dùng lực, cơn đau này còn có thể kéo theo đau hàm, đau đầu, đau thái dương,… Theo đó, khả năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến người bệnh ăn không ngon, cơ thể suy nhược, mệt mỏi làm ảnh hưởng tinh thần.

Hình thành áp xe răng

Khi tủy chân răng bị thối, vi khuẩn sẽ lây lan sang chân răng, trở thành nguyên nhân hình thành các túi mủ và gây viêm nhiễm. Người bệnh có thể bị sưng mặt, khiến quá trình ăn uống khó khăn, thậm chí có thể bị ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Mất răng vĩnh viễn

Nếu không nhanh chóng can thiệp, tủy răng bị thối có thể kéo theo tình trạng mất răng vĩnh viễn. Khi không thể hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan, giải quyết triệt để vấn đề.

Nhiễm trùng máu

Sự tấn công của hại khuẩn có thể khiến cho máu bị nhiễm trùng. Tuy không phải là trường hợp phổ biến, nhưng vấn đề này có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Cách khắc phục tủy răng bị thối

Tùy vào tình trạng của răng, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp nhất. Đối với tủy răng bị thối, bác sĩ nha khoa sẽ tìm cách tốt nhất để giữ lại răng thật. Trong trường hợp nặng hơn có thể nhổ bỏ và thay thế răng.

Tủy răng bị thối nhẹ

Đối với răng bị thối tủy nhẹ, bạn sẽ được lấy tủy răng và trám lại lỗ sâu hoặc vết sứt mẻ. Tuy nhiên, răng sau khi được lấy tủy dễ bị vỡ do không còn tủy nuôi răng. Vì vậy, một số cơ sở nha khoa sẽ gợi ý bệnh nhân nên bọc sứ cho răng.

Tủy răng bị thối nặng

Răng bị thối tủy nặng thường sẽ phải nhổ bỏ. Bởi vì bệnh nhân có nguy cơ viêm nhiễm đến ổ chân răng hoặc nhiễm trùng máu. Sau khi nhổ bỏ, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn cách khôi phục răng phù hợp nhất.

Thông thường, bệnh nhân mất răng có thể trồng răng implant. Răng implant có tuổi thọ rất cao và giúp ổ xương răng không bị tiêu biến. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm cầu răng sứ. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích vì tính thẩm mỹ không cao và có thể làm hư trụ răng hai bên.

Biện pháp ngăn ngừa tủy răng bị thối

Để ngăn ngừa tình trạng răng bị thối tủy, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa mảng bám hình thành và loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho răng.

Bạn nên duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng triệt để, nhất là ở các kẽ răng.

tuy-rang-bi-thoi-3

Quan tâm đến chế độ ăn uống

Để giúp răng chắc khỏe từ bên trong, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm, xơ, canxi, vitamin và khoáng chất như phô mai, sữa, rau củ quả, các loại hạt,…và uống đủ nước mỗi ngày.

Ngoài ra, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng, quá dai, dính răng, thực phẩm có tính axit cao, thực phẩm quá ngọt/chua/nóng/lạnh,…vì chúng không tốt cho răng.

Đến gặp bác sĩ ngay khi răng có vấn đề

Nếu chẳng may gặp các tổn thương răng hoặc phát hiện răng có dấu hiệu bất thường bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để răng bị tổn thương quá nặng không cứu vãn được nữa phải nhổ bỏ.

Thăm khám răng định kỳ

Nên đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát và lấy cao răng. Đừng chỉ chờ khi răng có vấn đề bạn mới đến gặp bác sĩ.

Tủy răng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với răng, vì vậy thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về các bệnh lý liên quan đến sức khỏe răng miệng. Từ đó có thể phòng tránh hoặc điều trị kịp thời tốt nhất. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan đến tủy răng bị thối hoặc vấn đề bất thường khác, hãy liên hệ ngay cho nha khoa ST Dentist qua hotline 0898.909.333 để được các bác sĩ tư vấn miễn phí nha.

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền