Trẻ Nghiến Răng Thiếu Chất Gì?【BS.Tư Vấn】
Khi ngủ, nhiều trẻ thường nghiến răng kèn kẹt. Tuy nhiên đa số các bậc phụ huynh cho rằng đây là hiện tượng bình thường mà không biết rằng đó là dấu hiệu cảnh báo việc thiếu hụt vi chất. Vậy trẻ nghiến răng thiếu chất gì, cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nha.
Nghiến răng khi ngủ ở trẻ là gì?
Nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng siết chặt vào nhau, từ đó tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két. Đây là hiện tượng phổ biến ở các bé trong độ tuổi 3 – 5, thường xảy ra khi ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Một số biểu hiện nghiến răng ở trẻ mà phụ huynh cần quan sát ở trẻ như:
- Trẻ bị mòn răng hoặc mẻ răng.
- Khi ngủ phát ra những âm thanh kèn kẹt.
- Bị đau nhức quai hàm, khiến việc nhai thức ăn khó khăn.
- Có thể trẻ sẽ bị đau ở trán và tai.
Trẻ nghiến răng thiếu chất gì?
Theo các chuyên gia y tế trẻ từ 1 đến 6 tuổi thường biếng ăn. Vì vậy nên dễ sinh ra thiếu hụt vi chất và gây nhiều bệnh. Vậy trẻ nghiến răng thiếu chất gì?
Thiếu vitamin D3, K2
Vitamin D3 là nơi tổng hợp ra các loại protein Osteocalcin để vận chuyển canxi vào xương. Vậy nhưng cơ chế này cũng chỉ hoạt động được khi mà có được một nhiên liệu đó là vitamin K2. Không có K2, canxi vận chuyển sai chỗ và chẳng đến được xương hay răng. Điều này gây ra tình trạng răng mọc chậm và yếu. Ngoài ra còn một biểu hiện khác đó là trẻ sẽ nghiến răng. Tình trạng nghiến răng phổ biến hơn vào ban đêm khi con đi ngủ.
Thiếu canxi
Trẻ nghiến răng thiếu chất gì? Ngoài vitamin D3, K2 trẻ còn bị thiếu cả canxi. Đây là thành phần quan trọng hình thành nên răng và xương giúp chúng chắc khỏe. Ngoài ra canxi còn tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh như hỗ trợ tim mạch co bóp. Việc cung cấp đủ canxi giúp con khỏe mạnh, cao lớn, sức đề kháng tốt.
Nếu thiếu canxi không những con bị chậm lớn, còi xương, men răng kém mà còn khiến nồng độ canxi trong máu bị thiếu hụt nghiêm trọng. Lúc này cơ thể lại đi điều tiết canxi từ răng và xương cho máu khiến hai nơi này rơi vào tình trạng thiếu canxi. Khi thiếu canxi trẻ thường thấy căng thẳng lo lắng nên chúng nghiến răng khi đi ngủ để đối phó với sự tiêu cực.
Thiếu hụt canxi, vitamin D2, K3 là những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nghiến răng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên đây cũng không phải yếu tố duy nhất mà còn nhiêu nguyên nhân khác. Mời bạn đến với phần tiếp theo của bài viết để hiểu hơn vấn đề này nhé!
Nguyên nhân phổ biến gây nghiến răng ở trẻ
Cơ thể thiếu hụt Canxi, Vitamin D2, K3 là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất, còn một số nguyên nhân khác như:
- Trẻ nhiễm giun kim: Khi cơ thể nhiễm giun kim sẽ sản sinh ra độc tố khiến trẻ cảm thấy lo lắng, khó chịu, bứt rứt. Vì vậy, khi đang ngủ trẻ sẽ vô thức nghiến răng.
- Trẻ đang mọc răng: Trong quá trình mọc răng, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Việc trẻ nghiến răng khi ngủ là một cơ chế tự nhiên giúp giảm nhẹ cảm giác đau.
- Trẻ bị lệch khớp cắn: Có khoảng 13% trẻ nhỏ bị sai khớp cắn khi ngủ. Vì vậy, trẻ sẽ nghiến răng để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Trẻ bị dị ứng: Khi trẻ bị dị ứng, cơ thể sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Theo phản xạ tự nhiên trẻ sẽ nghiến răng để giảm bớt tình trạng này.
- Tác dụng phụ của thuốc: Trẻ uống các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm sẽ gặp tác dụng phụ là nghiến răng khi ngủ.
- Do tâm lý lo lắng: nhiều phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ thì sẽ không bị căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế trẻ em trong độ tuổi mọc răng và phát triển thường xuyên thay đổi về mặt cảm xúc, dễ trở nên lo lắng hoặc căng thẳng chỉ vì những lý do đơn giản. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ hay nghiến răng khi ngủ.
Trẻ nghiến răng gây ra hậu quả gì?
Nghiến răng không chỉ là một hành động vô thức của trẻ, mà còn mang theo những hậu quả không lường trước được. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp khắc phục, có thể gây ra những tác động xấu đến cả thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ:
Hàm Răng Bị Mòn và Hỏng Men Răng
Hành vi nghiến răng kéo dài có thể đặt áp lực lớn lên bề mặt răng, dẫn đến việc mòn men răng và hỏng men răng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng và làm suy giảm chức năng bảo vệ của men răng.
Răng Bị Khấp Khểnh, Xô Lệch
Áp lực không đều từ hành vi nghiến có thể làm cho răng dần chuyển vị, tạo nên tình trạng khấp khểnh và xô lệch. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm hiệu suất cắn nghiêm trọng.
Đau Nhức Xương Hàm và Đau Đầu
Áp lực liên tục lên hàm răng có thể gây đau nhức xương hàm và đau đầu cho trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể tạo nên những vấn đề đau nhức kéo dài.
Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm
Trẻ nghiến răng nặng có thể gặp phải rối loạn về khớp thái dương hàm, gây ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến khả năng mở đóng miệng.
Biện pháp khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ
Như vậy, ngoài tình trạng trẻ nghiến răng thiếu chất gì thì cũng có thể do các bệnh lý về răng miệng. Các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục sau để giúp bé không còn tật nghiến răng nữa.
Cung cấp vi chất cần thiết
Trong trường hợp trẻ bị nghiến răng khi ngủ là do thiếu chất (Canxi, Vitamin D3, K2) thì mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn uống phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất này.
- Cần tạo thói quen tắm nắng cho bé vào mỗi sáng sớm khoảng 10 – 15 phút. Việc làm này sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp được Vitamin D.
- Đối với những bé kén ăn, cần đa dạng cách chế biến các món ăn như: xào, chiên, hấp,…để kích thích sự hào hứng cho bé trong mỗi bữa ăn.
- Thay vì ăn 3 bữa, chia khẩu phần ăn thành nhiều lần trong ngày để bé ăn ngon miệng hơn.
- Tăng cường các thực phẩm giàu canxi như: hải sản, rau xanh, cá, trứng, sữa,…
Ngoài ra, các mẹ có thể cho bé sử dụng một số loại vitamin tổng hợp, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tạo không gian thoải mái cho bé trước khi ngủ
Điều này sẽ làm bé bớt lo lắng, căng thẳng, từ đó giúp bé ngủ ngon hơn và tật nghiến răng sẽ giảm bớt.
Giúp bé bớt khó chịu trong thời kỳ mọc răng
Ở giai đoạn này, hãy chườm ấm hoặc lạnh cho trẻ ở vị trí răng mọc. Khi đó, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và không còn nghiến răng nữa.
Trường hợp trẻ bị nghiến răng do sai khớp cắn thì mẹ nên đưa bé tới nha sĩ để thăm khám. Các bác sĩ sẽ có những phương pháp phù hợp và an toàn cho bé.
Bài viết đã mang đến thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nghiến răng ở trẻ. Hy vọng rằng, với sự quan tâm và hỗ trợ đúng đắn, các phụ huynh có thể giúp con phát triển khỏe mạnh và vượt qua những thách thức trong quá trình phát triển.