Trẻ Chậm Mọc Răng Có Sao Không【BS.Giải Đáp】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Năm, 09 Tháng Giêng 2025

Với nhiều bậc phụ huynh, khi thấy con chậm mọc răng đều rất lo lắng. Liệu trẻ chậm mọc răng có sao không luôn là thắc mắc được các bậc phụ huynh quan tâm. Tình trạng này có gây nguy hiểm gì cho trẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết được các chuyên gia chia sẻ ngay trong bài viết sau đây.

tre-cham-moc-rang

Thời gian mọc răng của trẻ

Mọc răng là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, thời gian mọc răng có thể khác nhau ở mỗi bé. Thông thường, răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ mọc trong khoảng từ 6 tháng đến 1 tuổi. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể.

  • Mốc thời gian phổ biến: Răng cửa dưới thường mọc đầu tiên, tiếp theo là răng cửa trên. Sau đó, lần lượt là các răng hàm và răng nanh. Tất cả 20 chiếc răng sữa sẽ mọc đầy đủ trong khoảng từ 2 – 3 tuổi.
  • Mỗi trẻ có sự khác biệt: Một số trẻ có thể bắt đầu mọc răng rất sớm, ngay từ 4 tháng tuổi, trong khi những bé khác lại có thể bắt đầu muộn hơn, thậm chí là 12 tháng hoặc lâu hơn.

Dù thời gian mọc răng có thể khác nhau, điều quan trọng là phụ huynh cần theo dõi sự phát triển của trẻ để đảm bảo quá trình mọc răng diễn ra bình thường và không có dấu hiệu bất thường.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng?

Trẻ chậm mọc răng là tình trạng xảy ra khá thường xuyên hiện nay, nhiều phụ huynh thắc mắc chậm mọc răng có phải thiếu canxi hay còn có nguyên nhân khác. Tìm hiểu trẻ chậm mọc răng nguyên nhân do đâu trong nội dung sau:

Mắc bệnh lý suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp là bệnh lý thiếu hụt hormone tuyến giáp, một số triệu chứng cho thấy cơ thể mắc phải bệnh lý trên như mệt mỏi, tăng cân, không dung nạp. Nếu trẻ mắc phải bệnh lý suy tuyến giáp cũng gây ra tình trạng chậm mọc răng, chậm đi hoặc chậm nói.

Chậm mọc răng bẩm sinh

Theo các bác sĩ, trẻ sinh non hoặc thiếu chất từ trong bụng mẹ sẽ chậm mọc răng hơn những đứa trẻ được sinh đầy đủ tháng và mẹ bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

Thiếu canxi

Như đã nói ở trên, canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương, răng ở trẻ. Vì vậy, khi cơ thể trẻ thiếu canxi lâu ngày cũng gây nên tình trạng chậm mọc răng.

Trẻ mắc một số bệnh lý

Trẻ mắc phải hội chứng Down, có vấn đề về hệ thần kinh hoặc tuyến yên cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng.

tre-cham-moc-rang-1

Do di truyền

Theo các chuyên gia, tình trạng mọc răng chậm cũng có thể di truyền, nếu gia đình bạn từng có người mọc răng chậm thì rất có khả năng di truyền sang cho trẻ.

Trẻ bị nhiễm khuẩn khoang miệng

Vi khuẩn và nấm ngứa tồn tại, phát triển trong khoang miệng dễ gây hại cho lợi, tổn thương nướu, từ đó dẫn tới tình trạng chậm mọc răng ở trẻ.

Trẻ mọc răng chậm có sao không?

Với những nguyên nhân kể trên, có thể thấy trẻ chậm mọc răng có thể là do bẩm sinh hoặc do cơ thể đang chịu sự tác động của một số yếu tố nào đó. Vậy nên, khi nhận thấy các dấu hiệu của tình trạng này, bố mẹ không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Không nên để tình trạng chậm mọc răng kéo dài vì có thể gây ra các biến chứng tiêu cực cho trẻ như:

  • Răng vĩnh viễn mọc lệch
  • Răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc hoặc mọc trước răng sữa khiến bé có “hàm răng đôi”
  • Viêm quanh thân răng do răng sữa chưa nhô ra khỏi bề mặt nướu.
  • Sâu răng ngay khi ở dưới nướu, tình trạng này có thể lây lan khiến trẻ bị sâu cùng lúc nhiều răng.

tre-cham-moc-rang-3

Trẻ Chậm Mọc Răng Cần Bổ Sung Gì?

Để biết trẻ nên bổ sung gì ba mẹ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhi khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên bổ sung cho bé một số nhóm chất sau:

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một I-on, khoáng chất vô cùng quan trọng quyết định đến sự hình thành, phát triển răng và xương của trẻ. Ngoài ra chúng còn tham gia vào dẫn truyền thần kinh cơ và làm đông máu. Để bổ sung canxi mẹ có thể làm theo hướng dẫn sau:

Nếu bé khoảng 6 tháng tuổi nguồn cung cấp canxi từ sữa mẹ là chính. Lúc này mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn. Ăn nhiều thực phẩm như rau lang, tôm, mực, phô mai, cá… và kết hợp thêm các loại thực phẩm chức năng như canxi hữu cơ, tảo xoắn để gia tăng lượng canxi vào bé.

Nếu trẻ từ 6 tháng trở lên đã bắt đầu ăn dặm. Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé bằng cách ăn những thực phẩm có nhiều canxi như sữa chua, phô mai, tôm, cua, lòng đỏ trứng…

Thực phẩm giàu vitamin D

Đã bổ sung canxi thì sẽ không thể thiếu vitamin D. Bởi chúng sẽ giúp canxi tự tổng hợp và hấp thu dễ dàng hơn. Vitamin D thường có trong sữa tươi, cá hồi, cá trích, gan bò, đậu hũ… Ngoài ra, phơi nắng vào buổi sáng từ 15 – 30 phút cũng là 1 cách đơn giản giúp cơ thể tự bổ sung vitamin D.

Thực phẩm giàu vitamin K2

Vitamin K2 có nhiệm vụ đưa canxi vào trong xương và răng dễ dàng hơn. Vitamin K2 thường có trong thịt bò, cải xoăn, phô mai, thịt gà…

Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh thường chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Do đó, mẹ có thể ăn đa dạng hoặc cho bé ăn các loại rau củ quả khác nhau như chuối, bơ, đu đủ, mận, táo…

tre-cham-moc-rang-2

Chăm sóc trẻ chậm mọc răng cần lưu ý gì?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì còn có một số lưu ý mà bố mẹ cần nắm rõ khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng:

  • Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, ăn đúng giấc và hạn chế tối đa việc ăn quá nhiều quà vặt trong ngày.
  • Tạo hứng thú cho trẻ khi ăn bằng cách thay đổi thực đơn đa dạng và chế biến món ăn đẹp mắt.
  • Cho trẻ hoạt động cơ thể thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, giúp ích cho việc mọc răng.
  • Rơ miệng cho trẻ mỗi ngày để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
  • Cho bé tắm nắng khoảng 10 – 15 phút vào sáng sớm (trước 9h sáng) để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
  • Nếu gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp, bố mẹ nên cho con thăm khám y tế để được kiểm tra và theo dõi sớm nhất.

Quá trình mọc răng là một giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Bố mẹ cần quan tâm và theo dõi sự phát triển này, đồng thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ và xử lý khi trẻ chậm mọc răng. Việc chăm sóc và đảm bảo sự phát triển răng miệng của bé sẽ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và sức khỏe của bé trong tương lai.

Việc bé chậm mọc răng không nên gây quá nhiều lo lắng cho cha mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển răng miệng và sức khỏe tổng thể của bé, chúng ta nên đưa ra các biện pháp hỗ trợ và xử lý phù hợp. Việc tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những cách xử lý thích hợp sẽ giúp bé vượt qua giai đoạn này một cách tự nhiên và khỏe mạnh. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu của bạn.

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền