Trẻ Bị Sâu Răng Hàm Có Mọc Lại Không【BS.Chia Sẻ】
Hầu hết tình trạng trẻ bị sâu răng là do thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng chưa hợp lý. Sâu răng hàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ của bé. Vậy nếu trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không? Hãy cùng nhau tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Răng hàm là gì?
Răng hàm là các răng có vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn, giúp thức ăn được nghiền nhỏ trước khi xuống dạ dày, bảo vệ cho bộ nhai và xương hàm giúp cấu trúc xương hàm được cân đối. Đối với trẻ em sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa, hai răng hàm nhỏ ở vị trí số 4, 5 và 2 răng hàm lớn ở vị trí số 6, 7.
Răng hàm của trẻ mọc khi nào?
Răng hàm thường là chiếc răng mọc sau cùng trong quá trình mọc răng của trẻ. Nếu như răng cửa bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 6,7 thì đến khoảng tháng 13 - 19 chiếc răng hàm đầu tiên mới xuất hiện ở hàm trên và 14 - 18 tháng đối với răng hàm dưới.
Răng hàm sẽ không mọc hết một lần. Vào tháng thứ 23, chiếc răng hàm tiếp theo (răng cối thứ 2) mới tiếp tục xuất hiện. Đối với răng hàm trên, thời gian mọc lần 2 sẽ là từ tháng 25 - 33 còn răng hàm dưới sẽ rơi vào khoảng tháng 23 - 31. Thời gian mọc nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào việc trẻ có được bổ sung đầy đủ canxi trong quá trình mang thai hay không.
Tuy nhiên, những chiếc răng hàm này mới chỉ là răng hàm sữa mà thôi. Đến năm bé 6 tuổi, răng hàm sữa sẽ được thay thế bằng loại răng khác đó là răng hàm vĩnh viễn.
Nguyên nhân trẻ bị sâu răng hàm
Tình trạng sâu răng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do hai lý do sau:
Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách
Sau khi ăn, thức ăn còn sót lại trên răng tạo thành mảng bám. Nếu trẻ không chải răng sạch, vi khuẩn sẽ phát triển trong mảng bám, gây ra sâu răng. Do đó, cần rèn cho trẻ thói quen chải răng đúng cách, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Chế độ ăn uống không cân đối
Đồ ngọt, thường là món ăn yêu thích của trẻ, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Món ngọt có thể làm mảng bám tích tụ nhanh hơn trên răng và gây ra quá trình hủy khoáng nhanh chóng do vi khuẩn phát triển. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như thừa cân, tăng đường trong máu và giảm sức đề kháng. Do đó, cần kiểm soát lượng đồ ngọt trẻ ăn và không nên cho trẻ ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ.
Tác hại của việc răng hàm của trẻ bị sâu?
Răng hàm có chức năng chính là nghiền nát và xé thức ăn, vì vậy sự xuất hiện của sâu răng sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn và đau nhức răng trầm trọng ở trẻ nhỏ.
Thêm vào đó, sâu răng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hoàn thiện của cấu trúc răng miệng và gây ra tình trạng mất răng vĩnh viễn. Răng sữa cũng là điều kiện tiên quyết để răng trưởng thành có vị trí đúng trên khung hàm. Nếu răng hàm sữa bị sâu, vi khuẩn có thể ăn sâu vào cấu trúc răng, gây ra tình trạng hoại tử và viêm nhiễm tủy, đây là những tình trạng vô cùng nguy hiểm.
Sâu răng cũng có thể khiến cho răng sữa bị rụng sớm, điều này làm phần lợi của răng khô lại và khiến cho răng có thể không mọc lại được hoặc mọc không đúng vị trí. Nếu răng mọc lại cũng không đúng vị trí, nó sẽ chèn ép vị trí các răng liền kề, gây ra cấu trúc răng trở nên lệch lạc và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?
Sâu răng hàm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến rụng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, việc răng hàm có mọc lại hay không còn phụ thuộc vào tình trạng và vị trí của các răng.
Răng hàm có thể mọc lại là răng ở vị trí số 4, 5 vì đây là những chiếc răng thuộc bộ răng sữa. Những chiếc răng này thường rụng khi trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi. Khi răng hàm rụng, thì răng vĩnh viễn vẫn có khả năng mọc lên. Vì vậy, khi trẻ bị sâu răng hàm ở vị trí này, phụ huynh chỉ cần điều trị sâu răng triệt để mà không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu răng hàm ở vị trí số 6, 7, 8 bị rụng, thì sẽ không có răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế. Vì đây vốn là những chiếc răng trưởng thành, không giống như răng hàm ở vị trí số 4 và 5.
Những chiếc răng hàm ở vị trí này mọc lên độc lập và không tham gia vào quá trình thay răng sữa, nghĩa là chúng mọc lên khi trẻ còn nhỏ và tồn tại vĩnh viễn cho đến khi trưởng thành. Do đó, việc bị sâu răng có thể làm răng hàm bị suy yếu, gãy rụng và không thể mọc lại.
Trẻ bị sâu răng hàm phải làm sao?
Khi con bị sâu răng, ba mẹ hãy đưa con đến nha khoa để được kiểm tra và can thiệp kịp thời. Ngoài ra, ba mẹ có thể cho con đi khám nha sĩ định kỳ 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Tốt nhất, ba mẹ nên cho con sử dụng đường thông qua các thực phẩm có sẵn trong tự nhiên như hoa quả. Hạn chế cho con tiêu thụ đường trong các loại thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời, ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước lọc sạch sẽ sau khi ăn.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng, đánh răng đúng cách theo các bước dưới đây:
- Chải 6 – 8 lần vị trí kẽ răng và các khe nướu theo hướng nghiêng 45 độ về đường viền nướu răng mặt ngoài.
- Chải xung quanh 4 bề mặt răng theo hướng vuông góc với mặt đất. Cách này sẽ giúp lông bàn chải di chuyển vào kẽ răng của trẻ để lấy đi lượng thức ăn thừa và vi khuẩn.
- Giảm thiểu các vi khuẩn trong khoang miệng bằng cách tưa phần lưỡi của trẻ.
Lưu ý: Ba mẹ nên cho trẻ sử dụng bàn chải lông mềm. Khi chải thì chải đều tay tất cả các bề mặt răng của trẻ, đặc biệt là vùng răng hàm. Nên chải nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá nhiều gây tổn thương cho vùng lợi của trẻ.
Qua bài viết trên, ST Dentist đã giải đáp câu hỏi trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Hy vọng có thể giúp ba mẹ trang bị thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe răng miệng của con yêu một cách hiệu quả nhất.