Trám Răng Sâu Lỗ To Được Không【BS.Tư Vấn】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Tư, 25 Tháng Mười Hai 2024

Răng sâu lỗ to là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt khi bệnh sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu trám răng sâu lỗ to có được không, cũng như quy trình và những điều cần biết.

tram-rang-sau-lo-to-duoc-khong

Dấu hiệu răng bị sâu lỗ to

Răng bị sâu lỗ to là tình trạng khi quá trình sâu răng tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng, tạo ra lỗ hổng lớn trên bề mặt răng. Điều này xảy ra do vi khuẩn trong miệng tạo thành mảng bám, tấn công và phá hủy cấu trúc men răng, dẫn đến mất mô răng. Khi lỗ sâu trở nên quá lớn, nó có thể gây ra đau đớn, khó chịu và làm giảm khả năng ăn nhai.

Có thể nhận biết răng bị sâu lỗ to thông qua các dấu hiệu như:

  • Xuất hiện lỗ lớn rõ ràng trên bề mặt răng, dễ thấy bằng mắt thường.
  • Răng bị ê buốt hoặc đau khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc ngọt.
  • Cảm giác nhức nhối kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Răng bị đổi màu, có thể thấy đen hoặc nâu ở vùng sâu răng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sâu lỗ to

Dưới đây là các nguyên nhân gây ra sâu răng lỗ to:

  • Do vi khuẩn từ các mảng thức ăn không được làm sạch. Càng nhiều mảng bám càng tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
  • Do vệ sinh răng miệng sai cách khiến men răng bị bào mòn nghiêm trọng, từ đó hình thành các lỗ sâu răng.
  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều đường.
  • Bỏ qua việc kiểm tra và chăm sóc răng định kỳ tại nha khoa khiến sâu răng không được phát hiện và điều trị sớm, dẫn đến tình trạng lỗ sâu lớn dần.
  • Một số người có cấu trúc răng dễ bị sâu hơn do yếu tố di truyền, chẳng hạn như men răng yếu hoặc nước bọt có tính axit cao.

tram-rang-sau-lo-to-duoc-khong-1

Trám răng sâu lỗ to có được không?

Nhiều người thắc mắc liệu có thể khôi phục răng sâu lỗ to bằng phương pháp trám không? Câu trả lời là có, nhưng cần xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp cụ thể.

Các trường hợp có thể trám

●  Mô răng chưa bị mất quá nhiều: Nếu chỉ còn một phần nhỏ của răng và mô răng bên dưới vẫn khỏe mạnh thì việc trám răng là hoàn toàn khả thi.

●  Thời gian điều trị sớm: Trường hợp bạn phát hiện sớm và đến nha khoa kịp thời khi răng mới bắt đầu sâu thì khả năng phục hồi sẽ cao hơn.

●  Tình trạng không có dấu hiệu nhiễm trùng: Răng vẫn còn sống và không có dấu hiệu nhiễm trùng, lúc này bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành trám răng để đạt hiệu quả cao.

Các trường hợp không thể trám

●  Răng đã bị hư hại nghiêm trọng: Khi răng đã mất một phần lớn hoặc bị tổn thương tới tủy, lúc này trám sẽ không còn hiệu quả.

●  Nhiễm trùng nghiêm trọng: Nếu có dấu hiệu của viêm tủy hoặc nhiễm trùng nặng, có thể cần phải tiến hành các biện pháp khác khác như: Triệt tủy hoặc nhổ răng.

●  Hệ thống miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu gần như không phù hợp để trám răng do nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường.

Quy trình trám răng sâu lỗ to như thế nào?

Quy trình trám răng sâu lỗ to sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát để xác định mức độ sâu răng và tư vấn vật liệu trám răng phù hợp.

Bước 2: Làm sạch răng miệng

Đây là bước quan trọng trong quá trình trám răng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng với nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa.

Bước 3: Thực hiện trám răng

Trước tiên, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cạo sạch lỗ sâu, đảm bảo loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa còn tồn đọng. Tiếp theo là tạo hình cho xoang trám, sau đó đổ vật liệu vào lỗ sâu và chiếu Laser để vật liệu đông cứng lại.

Bước 4: Điều chỉnh, tạo hình vết trám thẩm mỹ

Cuối cùng, bác sĩ sẽ điều chỉnh và cắt bỏ vật liệu còn dư thừa rồi tiến hành tạo hình sao cho vết trám được thẩm mỹ, đảm bảo bề mặt nhẵn bóng, không gây cảm giác kênh cộm, khó chịu cho người bệnh.

tram-rang-sau-lo-to-duoc-khong-2

Cách phòng ngừa răng bị sâu lỗ to hiệu quả

Để ngăn ngừa bệnh sâu răng bác sĩ, chuyên gia khuyên bạn nên tuân thủ theo một số chỉ định sau:

  • Đánh răng từ 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kết hợp với chỉ nha khoa, máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch răng.
  • Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, canxi, vitamin…để tăng cường sức đề kháng cho răng miệng.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng để loại bỏ vôi răng, tầm soát răng miệng để phát hiện bệnh sâu răng kịp thời hoặc chữa trị bệnh lý khác (nếu có).

Hy vọng thông tin về răng bị sâu lỗ to có trám được không ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng có thể gọi hotline 0898.909.333 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền