Trám Răng Cửa Bị Mẻ: Lợi Ích, Chi Phí Và Quy Trình Thực Hiện
Trám răng là kỹ thuật được đánh giá cao hiện nay bởi giúp khắc phục khuyết điểm của răng nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Vậy trám răng cửa bị mẻ có được không và kỹ thuật trám răng mẻ là như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Trám Răng Cửa Bị Mẻ Là Gì?
Trám răng cửa bị mẻ là một phương pháp nha khoa nhằm phục hồi hình dạng và chức năng của răng cửa khi bị mẻ, nứt hoặc gãy. Quá trình này thường sử dụng vật liệu composite hoặc các chất liệu trám khác để tái tạo lại phần răng bị mất.
Những ảnh hưởng khi răng cửa bị mẻ
Một chiếc răng bị sứt mẻ vì bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định, cụ thể:
Suy giảm thẩm mỹ: Răng sứt mẻ, nhất là những răng ở phía trước, có thể lộ rõ khi bạn nói chuyện hoặc mỉm cười. Điều này khiến bạn tự ti và ngại giao tiếp trước đám đông.
Ê buốt: Răng bị mẻ lớn làm lộ phần ngà răng ra bên ngoài sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn nhai hoặc tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh.
Tổn thương mô mềm: Một chiếc răng bị sứt mẻ có thể gây tổn thương lưỡi và mô nướu xung quanh do các cạnh sắc nhọn.
Mắc bệnh lý răng miệng: Răng bị mẻ nhưng không sớm điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,…
Nguyên Nhân Gây Mẻ Răng Cửa
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc răng cửa bị mẻ, bao gồm:
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, va đập mạnh có thể làm mẻ răng.
- Thói quen xấu: Nhai vật cứng, nghiến răng, hay mở nắp chai bằng răng.
- Sâu răng: Sâu răng làm cho men răng yếu đi, dễ bị mẻ khi ăn uống.
- Răng yếu: Răng bị tổn thương do bệnh lý nha khoa trước đó hoặc do yếu tố di truyền.
Quy Trình Trám Răng Cửa Bị Mẻ
Quy trình trám răng cửa bị mẻ thường bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng miệng để kiểm tra vị trí và số lượng răng cần trám. Sau đó mới lựa chọn vật liệu trám sao cho phù hợp nhất.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê vùng răng cần trám
Trước khi tiến hành hàn răng, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng cho bạn để loại bỏ các mảng bám thức ăn, nhằm hỗ trợ quá trình trám răng đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, để bạn không bị đau hay ê buốt trong quá trình trám, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng răng cần trám.
Bước 3: Tiến hành trám răng
Bác sĩ sẽ tiến hành dùng vật liệu trám đã lựa chọn ban đầu để trám răng sứt mẻ. Sau đó dùng đèn laser để chiếu vào vết trám, nhằm giúp vật liệu trám cứng, chắc và cố định.
Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám
Nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, bác sĩ sẽ chỉnh lại vết trám, loại bỏ vật liệu dư thừa, cuối cùng là làm nhẵn và đánh bóng vết trám.
Lợi Ích Của Việc Trám Răng Cửa Bị Mẻ
- Phục hồi thẩm mỹ: Trám răng giúp tái tạo lại hình dạng ban đầu của răng, làm răng đẹp hơn.
- Cải thiện chức năng ăn nhai: Răng sau khi được trám sẽ khôi phục khả năng ăn nhai, không bị đau hoặc khó chịu.
- Ngăn ngừa sâu răng: Việc trám răng cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vùng răng bị mẻ, giảm nguy cơ sâu răng và viêm nhiễm.
Chi Phí Trám Răng Cửa Bị Mẻ
Chi phí trám răng cửa bị mẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vật liệu trám, tình trạng răng, và vị trí nha khoa. Thông thường, chi phí sẽ dao động từ 500.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ. Một số phòng khám có thể tính phí cao hơn nếu sử dụng các vật liệu cao cấp hoặc yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn.
Hình ảnh khách hàng sau khi trám răng cửa bị mẻ tại nha khoa ST Dentist
Cách Chăm Sóc Răng Sau Khi Trám
Cách chăm sóc răng miệng sẽ quyết định nhiều đến mức độ bền của răng cửa đã trám. Nếu khách hàng chăm sóc răng đúng cách thì có thể duy trì răng trám lên đến 5 – 10 năm sau đó. Để răng trám được bền đẹp thì khách hàng nên lưu ý các điều sau:
- Không nên ăn uống trong vòng 30 phút sau khi trám răng để vết trám được ổn định và bám chặt.
- Để chống va chạm mạnh làm nứt vết trám thì bạn nên kiêng ăn những món ăn cứng, dai, giòn, nóng, lạnh sau khi mới trám răng.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch thức ăn thừa bám vào và tránh cho vi khuẩn xâm nhập.
- Nên dùng bàn chải có lông mềm sẽ giúp cho răng sạch hơn và ít bị tổn thương hơn, không gây ra các tình trạng chảy máu răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng thay vì dùng tăm.
- Sau khi trám răng xong nếu như tình trạng đau nhức vẫn còn hoặc có dấu hiệu đau nhức khác thì hãy quay lại nha khoa để khám và kiểm tra.
Câu Hỏi Thường Gặp Về Trám Răng Cửa Bị Mẻ
Trám răng cửa bị mẻ có đau không?
Trám răng mẻ có đau không? hay trám răng cửa bị mẻ có đau không? Câu trả lời là không. Trám răng cửa bị mẻ (bể) không gây tác động vào cấu trúc răng bị mẻ và các răng xung quanh nên bạn sẽ không phải chịu cảm giác đau nhức dữ dội. Tuy nhiên thì bạn vẫn sẽ thấy hơi ê buốt ở vùng chân răng nhưng cảm giác này sẽ kết thúc chỉ sau vài tiếng.
Trám răng cửa bị mẻ mất bao nhiêu thời gian?
Tùy thuộc vào tình trạng răng, số lượng răng của mỗi người, tay nghề của nha sĩ, các thiết bị của nha khoa và cũng như các yếu tố khác để có thể xác định được thời gian trám răng của mỗi người. Thông thường, thời gian để khám răng cửa bị mẻ thường mất khoảng 15 – 30 phút/răng.
Sau khi trám răng cửa khoảng 30 phút, để vết trám dính chặt thì mọi người nên hạn chế ăn uống hoặc vận động mạnh. Sau đó, bạn chỉ cần cẩn thận trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách mà không phải mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Trám răng cửa hoàn toàn không mất nhiều thời gian, nên khi răng mẻ, mọi người nên đến Nha Khoa để khắc phục càng sớm càng tốt.
Trám răng cửa bị mẻ được bao lâu?
Nhờ vào những thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại hiện nay mà sau khi trám răng cửa bị mẻ sẽ có độ bền từ 5 – 10 năm. Tuy nhiên, độ bền của răng sau khi trám còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là những vật liệu hàn răng, cơ địa của mỗi người và tùy vào cách chăm sóc răng.
Tuy nhiên, độ bền của răng cửa sau khi trám còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là những vật liệu trám răng, cơ địa của mỗi người và tùy vào cách chăm sóc răng.
Trám răng cửa bị mẻ là giải pháp hiệu quả và thẩm mỹ để phục hồi răng bị tổn thương. Với chi phí hợp lý và quá trình thực hiện nhanh chóng, đây là lựa chọn phổ biến cho những ai muốn bảo vệ và cải thiện nụ cười của mình. Đừng quên tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau khi trám để đảm bảo răng của bạn luôn khỏe mạnh và đẹp tự nhiên. Nếu bạn còn thắc mắc hãy gọi ngay qua hotline 0898.909.333 để được tư vấn tận tình và miễn phí.
Xem thêm : Chi Phí Trám Răng Bao Nhiêu Tiền