Trám Răng Có Đau Không【BS.Giải Đáp】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Năm, 08 Tháng Tám 2024

Trám răng là một trong những phương pháp điều trị nha khoa phổ biến để khắc phục sâu răng, mẻ răng, hoặc các vấn đề về cấu trúc răng khác. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về việc trám răng có đau không và cảm giác khi thực hiện thủ thuật này như thế nào. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về quá trình trám răng, từ đó giúp bạn yên tâm hơn khi đến gặp nha sĩ.

tram-rang-co-dau-khong

Trám Răng Có Đau Không?

- Trong trám răng, không phải tất cả các ca trám đều an toàn không gây đau đớn, khó chịu gì. Cảm giác ê buốt vẫn sẽ xuất hiện nhưng chỉ trong một số tình huống đặc biệt mà thôi. Do đó, bạn không cần phải quá băn khoăn về việc trám răng có đau không, bởi vì dù có đau thì cảm giác khó chịu này hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục được.

- Trường hợp răng sâu muốn hàn trám trước hết phải trải qua nạo vét các mô răng sâu. Khi thực hiện quá trình này, bạn sẽ được gây tê nên hoàn toàn không thấy đau. Bản thân việc tạo hình đưa vật liệu trám vào cũng không làm cho răng bị đau.

- Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng bạn thấy ê buốt nhẹ nhưng không đáng kể. Nếu cần thiết nha sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau cho bạn. Khoảng 1-2 giờ sau đó, bệnh nhân đã có thể ăn nhai bình thường.

Quy Trình Trám Răng Tại Nha Khoa ST Dentist

Dưới đây là các bước trám răng cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng, chụp phim X – quang để xác định số lượng răng cần trám, kích  thước to nhỏ của xoang trám. Dựa vào đó để tư vấn cho bạn phương pháp cũng như loại vật liệu trám tốt nhất.

Bước 2: Gây tê, vệ sinh chỗ cần trám

Để không bị đau trong suốt quá trình trám, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành tram rang. Nếu bị sâu răng, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn, cao răng.

Bước 3: Tiến hành trám răng

Hoàn thành bước 2, bác sĩ sẽ tiến hành đổ vật liệu trám vào khoang trám. Dùng đèn chiếu laser khoảng 40 giây để vật liệu trám dần đông cứng lại thông qua phản ứng quang trùng hợp.

Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám

Sau khi trám răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám, loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa. Cuối cùng, bề mặt trám cũng được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm khó chịu, đảm bảo tính thẩm mỹ hơn.

tram-rang-co-dau-khong-1

Hình ảnh khách hàng trước và sau khi điều trị tại Nha Khoa ST Dentist

Các Phương Pháp Giảm Đau Sau Khi Trám Răng

Sử Dụng Thuốc Giảm Đau

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau sau khi trám răng.
  • Tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ: Nếu nha sĩ kê đơn thuốc giảm đau, hãy tuân thủ liều lượng và cách sử dụng theo chỉ dẫn.

Tránh Ăn Uống Thực Phẩm Cứng Hoặc Nóng

  • Thực phẩm mềm: Trong vài ngày đầu sau khi trám răng, nên ăn thực phẩm mềm và tránh nhai bên răng vừa được trám.
  • Tránh thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Điều này giúp tránh kích thích răng và giảm thiểu cảm giác nhạy cảm.

Súc Miệng Bằng Nước Muối Ấm

  • Kháng khuẩn và giảm viêm: Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm sạch miệng và giảm vi khuẩn, giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.
  • Cách thực hiện: Pha một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng nhẹ nhàng trong 30 giây.

Yếu Tố Quyết Định Trám Răng Có Đau Không?

Như đã chia sẻ ở trên, trám răng không phải là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, tuy nhiên việc Cô Chú, Anh Chị bị đau nhức, ê buốt trong quá trình trám và sau khi hoàn tất trám răng cũng không hiếm gặp. Trám răng có đau không còn phục thuộc vào nhiều yếu tố quyết định.

Tình trạng răng cần trám

Trước khi tiến hành khám răng, nha sĩ sẽ cho Cô Chú, Anh Chị biết về tình trạng cụ thể của răng. Với những vị trí hư tổn bên ngoài hoặc không ảnh hưởng đến tủy răng thì việc trám răng hoàn toàn không đau.

Với những vị trí răng sâu vào bên trong hoặc những chấn thương ảnh hưởng đến tủy răng thì việc trám răng sẽ xuất hiện các vấn đề đau nhẹ và khó chịu là không tránh khỏi. Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị hãy yên tâm về điều này vì các nha sĩ sẽ sử dụng nhiều biện pháp nha khoa hỗ trợ tối đa, giúp giảm đi các khó chịu của bệnh nhân.

Trám răng đau không tùy vào cơ địa mỗi người

Trám răng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Mỗi người sẽ có những cơ địa khác nhau, người có cơ địa nhạy cảm tác động nhẹ cũng gây ra các cảm giác khó chịu. Còn với những người cơ địa bình thường thì trám răng không là vấn đề gì to tác.

Lưu ý đối với những cơ địa quá dị ứng, mẫn cảm với các thành phần vật liệu trám răng cần thông báo cho nha sĩ.

Tay nghề Bác sĩ trám răng

Tay nghề Bác sĩ là yếu tố quan trọng quyết định đến việc trám răng có đau không. Bác sĩ có chuyên môn cao và tay nghề kỹ thuật tốt thì bệnh nhân sẽ tin cậy, an tâm hơn. Và hơn hết, chất lượng của răng sau khi trám được đảm bảo. Ngược lại, nếu bác sĩ có tay nghề chưa cao hoặc thực hiện trám không đúng kỹ thuật sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau nhức trong tiến trình trám răng và sau trám răng.

Công nghệ thực hiện và vật liệu trám răng

Công nghệ thực hiện góp phần hạn chế tình trạng đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân khi trám răng. Song song với quy trình trám răng truyền thống thì ngày này có thêm các công nghệ trám răng hiện đại đảm bảo thẩm mỹ.

Số lượng răng cần trám

Trên thực tế, việc trám một chiếc răng đồng nghĩa với việc sẽ ít đau và khó chịu hơn so với trám nhiều chiếc răng cùng lúc. Trám nhiều răng đồng thời tức là hàm răng bị tổn thương nhiều vị trí và thời gian trám răng sẽ kéo dài hơn so với một chiếc. Chính vì thế việc trám quá nhiều răng gây ra các cảm giác khó chịu, do tình trạng tổn thương răng nhiều.

Trám răng thường không gây đau nhờ vào việc sử dụng thuốc tê cục bộ, và hầu hết mọi người chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ sau khi thực hiện. Tuy nhiên, cảm giác này thường không kéo dài và có thể được kiểm soát bằng các biện pháp giảm đau đơn giản. Điều quan trọng là phải giữ vệ sinh răng miệng tốt sau khi trám răng và theo dõi các triệu chứng bất thường để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi. Nếu bạn còn thắc mắc hãy gọi ngay hotline 0898.909.333 để được tư vấn tận tình và miễn phí nha.

Xem thêm : Chi Phí Trám Răng Bao Nhiêu Tiền

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền