Thiếu Sản Men Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Thiếu sản men răng là một tình trạng bẩm sinh hoặc phát triển do rối loạn quá trình hình thành men răng. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thiếu sản men răng qua bài viết dưới đây.
Thiểu sản men răng là gì?
Thiểu sản men răng là hiện tượng mà bề mặt men răng bị nhám, xuất hiện nhiều đốm lớn nhỏ khác nhau gây tổn thương đến cấu trúc của răng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là cấu trúc men răng bị lỗi trong thời điểm men răng đang phát triển, khiến số lượng men răng cần thiết bị thiếu hoặc hình thành không hoàn toàn.
Dấu hiệu nhận biết thiểu sản men răng
Bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Thường gặp tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ nóng, lạnh
- Lớp men răng không đều màu, trên răng có những đốm trắng
- Nhiều trường hợp xuất hiện các đốm đen hoặc nâu nằm rải rác trên răng
- Trẻ em mắc bệnh lý này sẽ rất dễ bị mòn răng, răng của bé sẽ chuyển sang màu vàng do phần ngà răng bị lộ ra ngoài
Nguyên nhân gây thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
-
Yếu tố di truyền: Một số trường hợp thiểu sản men răng có thể do yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái.
-
Các vấn đề trong quá trình phát triển răng: Trong quá trình mang thai hoặc thời thơ ấu, một số yếu tố như nhiễm trùng, sốt cao, thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu canxi, vitamin D), tiếp xúc với chất độc hại (như chì, fluoride) hoặc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh (tetracycline) có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành men răng.
-
Bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý như celiac, suy thận mạn, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa canxi... cũng có thể gây thiểu sản men răng.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như vệ sinh răng miệng kém, chấn thương răng miệng, hoặc tiếp xúc với môi trường axit cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiểu sản men răng.
Thiểu sản men răng có nguy hiểm không?
Thiểu sản men răng tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát của người bệnh nhưng trên phương diện sức khỏe răng miệng thì được khuyến cáo nên điều trị sớm.
Vì trước tiên, ở những người bị thiểu sản men răng bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những đốm trắng đục, vàng hoặc nâu nhạt tương đối mất thẩm mỹ. Điều này khiến nụ cười của bạn trở nên kém duyên hơn rất nhiều.
Đặc biệt, vì men răng mỏng, dễ vỡ, làm lộ ngà răng bên trong khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và thường xuyên bị kích thích bởi những tác động nhỏ như ăn thức ăn nóng lạnh, đánh răng, hít thở trong môi trường không khí lạnh,…
Cách khắc phục thiếu sản men răng
Thiểu sản men răng có thể được chẩn đoán nhờ đặc điểm, bề mặt men răng. Trong nhiều trường hợp, các nha sĩ còn chẩn đoán dựa trên bệnh răng miệng kèm theo và dựa trên mức độ, tính chất bệnh mà đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân như:
- Bổ sung Fluor: Việc bổ sung Fluor có thể khắc phục tình trạng thiểu sản men răng ở mức độ nhẹ. Flour có thể được bổ sung qua thức ăn hoặc nước uống, thuốc trong một thời gian ngắn hoặc thoa trực tiếp lên men răng bằng cách sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng sử dụng hằng ngày theo chỉ định của nha sĩ.
- Trám răng: Phương pháp này hiệu quả với những bệnh nhân bị thiểu sản mức trung bình có thể bù đắp men răng, làm bề mặt răng phẳng hơn, tái tạo tính thẩm mỹ cho răng
- Bọc răng sứ: Đây là phương pháp được ưa chuộng hiện nay bởi nó mang đến giải pháp khắc phục toàn diện bề mặt răng trở nên bóng, đều đẹp ngay cả với trường hợp thiếu sản men răng mức độ nặng. Ngày nay, công nghệ nha khoa phát triển cùng với sự ra đời của các vật liệu bọc sứ ưu việt không chỉ cải thiện nụ cười mà còn bảo vệ bề mặt răng khỏi tác động bên ngoài, bảo tồn chức năng ăn nhai.
Biện pháp ngăn ngừa thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, vì thế, để phòng ngừa chúng, bạn nên lưu ý một số thông tin như:
- Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 ngày mỗi lần bằng bàn chải lông mềm, có độ làm sạch cao. Khi đánh răng nên thao tác nhẹ nhàng, di chuyển đều đặn theo chiều dọc để bàn chải có thể len lỏi vào các kẽ răng và lấy đi mảng bám dính trên răng dễ dàng hơn. Đồng thời làm sạch sâu hơn với chỉ nha khoa và tăm nước để loại bỏ hết vi khuẩn còn sót lại.
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều gas và axit vì dễ gây mòn men răng. Đồng thời hãy bổ sung các loại thực phẩm dồi dào vitamin, canxi để giữ cho xương và răng luôn chắc khỏe.
- Định kỳ 3 – 6 tháng nên khám răng thường xuyên để lấy vôi răng, tầm soát sức khỏe răng miệng cũng như phát hiện sớm những bệnh lý (nếu có) để kịp thời điều trị.
Hy vọng thông tin về thiểu sản men răng ở trên đây của chúng tôi đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chuyên sâu quý khách hàng hay gọi hotline 0898.909.333 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.