Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bệnh sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ những trẻ răng sữa cho đến người già mà không có sự phân biệt nào. Vậy bệnh sâu răng là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng men răng bị tấn công do axit sinh ra bởi vi khuẩn trong mảng bám răng. Sau đó, hình thành những lỗ sâu trắng li ti, nâu sẫm hoặc có màu đen. Vi khuẩn sâu răng này thường được biết đến với tên gọi là “Streptococcus mutans”, có khả năng phá hủy lớp men bảo vệ bên ngoài nhanh chóng, sau đó sẽ lan rộng vào mô cứng bên trong, hình thành các lỗ sâu màu đen từ nhỏ li ti đến lớn..
Sâu răng để lâu ngày có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm ở cả trẻ em và người lớn. Điển hình như nhiễm trùng nướu, chết tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu, mất răng…
Các giai đoạn sâu răng
Giai đoạn 1: Men răng bị ăn mòn
Đây là giai đoạn nhẹ nhất và thường khó phát hiện nhất do vùng men răng không có các dây thần kinh cảm giác. Chính vì thế khi men răng bị sâu sẽ không gây ra cảm giác đau hay khó chịu. Chúng ta chỉ có thể nhận ra thông qua các chấm màu đục hay đen khi soi thật kĩ thân răng.
Nếu quan tâm đến răng thường xuyên, chúng ta có thể phát hiện kịp thời và xử lý các xoang sâu răng thật sớm. Từ đó sẽ không cần phải đau đầu về việc xoang phát triển to hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như thế, chính vì vậy chúng ta cần hiểu rõ hơn đến giai đoạn thứ 2 sau đây:
Giai đoạn 2: Xoang sâu lan đến ngà răng
Sau khi đi xuyên qua men răng, xoang sâu sẽ lan dần đến khu vực ngà răng. Cấu trúc của ngà răng rất khác so với men răng. Tại đây chúng ta sẽ bắt đầu nhận thức được từng cơn ê buốt và đau nhức khi ngà răng tiếp xúc với cả tác nhân nóng và lạnh. Giai đoạn này cần được xử trí sớm và kịp thời trước khi ổ răng bắt đầu gây ra những ảnh hưởng nặng hơn đến sinh hoạt hằng ngày.
Tuy vậy, mọi người thường có suy nghĩ rằng những cơn đau này sẽ tự khỏi và chỉ dùng thuốc giảm đau thay vì đến nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tiếp tục trì hoãn việc kiểm tra sức khỏe răng miệng vào thời điểm này ?
Giai đoạn 3: Buồng tủy bị nhiễm khuẩn
Có thể nói, buồng tủy chính là cấu trúc quan trọng nhất duy trì “sự sống” của chiếc răng. Men răng và ngà răng chính là 2 hàng rào bảo vệ cho buồng tủy. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi tác nhân sâu răng đã đi xuyên qua 2 lớp hàng rào và vươn đến buồng tủy ?
Buồng tủy bao gồm mạch máu và dây thần kinh đến nuôi dưỡng răng. Khi cấu trúc này bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra các triệu chứng đau nhức khủng khiếp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn uống cũng như các sinh hoạt hằng ngày.
Giai đoạn 4: Tủy bị hỏng (chết tủy)
Buồng tủy bị viêm (nhiễm khuẩn) không được xử lý sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lan sang khu vực nha chu. Không chỉ làm chết tủy mà còn gây ra các triệu chứng, tổn thương nghiêm trọng như sưng vùng hàm mặt, tiêu xương, mất các răng kế cận.
Nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng là bệnh với quá trình tiến triển theo thời gian. Nguyên nhân chủ đạo là do vi khuẩn. Chúng tiêu hóa chất dinh dưỡng, được lên men từ mảnh vụn thức ăn, đồ uống chứa đường. Chúng tạo ra chất a-xít, làm phá hủy răng, dần dần hình thành lỗ.
Có những yếu tố ảnh hưởng gây ra tình trạng sâu răng:
- Thói quen vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng kém làm đọng thức ăn. Đó chính là môi trường lý tưởng, cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn gây bệnh.
- Chế độ ăn uống: Nếu bạn ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột, kẹo hay nước ngọt và đặc biệt ăn nhiều lần trong ngày thì cần thay đổi thói quen này. Thức ăn dẻo, gây dính, khó làm sạch cũng tăng nguy cơ làm răng bị sâu.
- Răng chen chúc: Điều này khiến cho việc làm sạch răng, loại bỏ mảnh vụn thức ăn khó hiệu quả.
- Một số bệnh lý khác: Trào ngược dạ dày – thực quản, đái tháo đường, khô miệng, xạ trị vùng đầu cổ… gây ra sự thay đổi hệ vi khuẩn trong miệng, làm suy yếu cấu trúc răng, làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm sự tự làm sạch thức ăn của nước bọt.
Dấu hiệu nhận biết răng sâu
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu sâu răng không chỉ giúp Cô Chú, Anh Chị tránh khỏi đau đớn và các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng răng, mà còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị khi tình trạng còn ở mức độ nhẹ.
Đau nhức răng: Cảm giác đau nhức thường xuất hiện ở răng bị sâu, có thể là âm ỉ hoặc nhức nhối. Đau răng thường tăng lên khi tiếp xúc với kích thích như đồ ăn hoặc đồ uống ngọt, lạnh, hoặc nóng. Đau răng xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn vào các lớp sâu hơn của răng, gây kích thích lớp ngà răng và gây ra cảm giác đau.
Lỗ sâu trên răng có thể nhìn thấy dưới dạng lỗ nhỏ hoặc vết đen. Ban đầu, chúng có thể chỉ là vết ố nhỏ, nhưng dần dần phát triển thành lỗ rõ rệt.
Hôi miệng: Mùi hôi từ miệng không dễ chịu, thường xảy ra liên tục không phụ thuộc vào việc ăn uống. Mùi hôi miệng phát sinh từ vi khuẩn phát triển trong các lỗ sâu, tạo ra các hợp chất gây mùi.
Sưng nướu: thường xuất hiện quanh răng bị sâu, có thể kèm theo màu đỏ và cảm giác đau, sưng nướu có thể do vi khuẩn từ lỗ sâu lan rộng đến nướu, gây viêm nhiễm. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm nướu có thể trở thành bệnh nướu răng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu.
Sâu răng làm suy yếu cấu trúc răng, khiến răng trở nên yếu và dễ gãy răng có thể gãy mẻ tại vị trí răng bị sâu, thường là các góc hoặc cạnh của răng.
Cách điều trị sâu răng như thế nào?
Khi thăm khám, tùy theo mức độ sâu răng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp:
Phương pháp Florua
Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp sâu răng ở giai đoạn đầu. Việc điều trị bằng florua sẽ giúp tái tạo lại men răng và ngăn ngừa sâu răng tiến triển.
Trám răng
Trường hợp răng bị sâu nhưng chưa tổn thương đến tủy hoặc dây thần kinh răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Lỗ sâu răng sẽ được bác sĩ lấp đầy bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng như GIC, Composite.
Bọc răng sứ
Nếu răng bị sâu nặng, không còn nhiều men răng khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị hư hỏng, sau đó lắp mão răng sứ lên trên để khôi phục lại hình dáng cũng như kích thước cho răng.
Điều trị tủy
Phương pháp này được chỉ định khi tủy răng bị chết hoặc tổn thương do sâu răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy răng bị hư tổn, sau đó sử dụng vật liệu nha khoa để trám bít ống tủy, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập trở lại. Cuối cùng là gắn mão răng sứ để phục hồi hình dáng và kích thước của răng sau khi lấy tủy.
Nhổ bỏ răng
Nếu răng bị sâu nặng, làm hư hỏng toàn bộ và không thể phục hồi bằng cách biện pháp nha khoa thì bạn cần nhổ bỏ chiếc răng này. Sau khi nhổ, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn các lựa chọn để phục hình răng như cấy ghép implant, cầu răng sứ,…
Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Răng sâu để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để ngăn ngừa tình trạng này ngay từ sớm?
- Hãy chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết mảng bám sau những bữa ăn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và đúng giờ. Hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột và đường.
- Sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa fluoride.
- Thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi và ngăn chặn các vấn đề răng miệng. Không để chúng có cơ hội phát triển nặng hơn.
Như vậy, trên đây là những kiến thức về bệnh sâu răng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi: “Sâu răng là gì?”, “Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sâu như thế nào?”,… Nếu gặp phải tình trạng răng sâu tương tự, hãy liên hệ với chúng tôi sớm qua hotline 0898.909.333 để được tư vấn nhé!