Sáp Nha Khoa Là Gì? Cách Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Sáp nha khoa là một trong những “vị cứu tinh” giúp giảm cảm giác đau và khó chịu trong quá trình niềng răng kéo dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về sáp nha khoa cũng như việc dùng sao cho đúng cách. Vậy sáp nha khoa là gì, có công dụng thế nào và sử dụng sao cho hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề này.
Sáp nha khoa là gì?
Sáp nha khoa có tên gọi khác là sáp chỉnh nha, đây là sản phẩm chuyên dụng dành cho những người đang niềng răng. Tác dụng của sáp chỉnh nha là bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng, tránh việc mắc cài cọ xát làm xước và gây chảy máu. Sáp nha khoa có dạng mềm, chủ yếu được làm từ sáp ong, bơ ca cao, parafin hoặc carnauba.
Miếng sáp sẽ ở dạng rắn trong nhiệt độ phòng, nhưng lại mềm mại ở nhiệt độ ấm nóng. Cách sử dụng sáp nha khoa dễ dàng nhất là bạn chỉ cần dùng nhiệt độ lòng bàn tay, để làm chúng mềm ra và sử dụng. Thông thường, sáp niềng răng sẽ có không mùi vị. Tuy nhiên, hiện nay có một số loại sáp chỉnh nha được bổ sung hương vị như bạc hà, cam, vani… cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.
Vì là một sản phẩm dùng trong khoang miệng, nên thành phần chính của các loại sáp chỉnh nha hiện nay đều là các loại sáp tự nhiên. Trong đó bao gồm:
- Sáp ong: Thành phần chính của sản phẩm, có nguồn gốc thiên nhiên nên an toàn cho sức khỏe.
- Sáp carnauba: Giúp tạo độ dẻo và dễ uốn cho sản phẩm.
- Parafin: Giúp sản phẩm có độ bám dính cao.
Tác dụng của sáp nha khoa
Sáp chỉnh nha chắc chắn không còn quá xa lạ đối nhiều người. Đặc biệt là với những ai đang niềng răng mắc bằng cài kim loại. Tuy nhiên, để thực sự hiểu rõ về công dụng của sáp nha khoa thì không phải ai cũng biết. Cùng Nha Khoa Kim điểm qua một số công dụng tiêu biểu sau đây:
Giảm đau
Sáp nha khoa được dùng để đặt tại các vị trí bị vướng khí cụ niềng. Chúng giúp làm giảm cảm giác cộm, cấn, khó chịu. Và giảm đau do cọ xát giữa mắc cài và dây cung kim loại với nướu, má trong, môi và các mô mềm trong khoang miệng.
Bảo vệ khoang miệng
Khi niềng răng, bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn các tình huống bất ngờ khác nhau, nhất là giai đoạn siết chặt dây cung, làm cho các đầu nhọn của dây cung lúc này bị trồi lên. Nếu không sử dụng sáp niềng răng để che chắn, bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng chắc chắn sẽ bị tổn thương.
Kết nối mắc cài, dây cung bị bong
Ngoài tác dụng làm giảm cơn đau nhức, khó chịu cũng như những tổn thương từ các vết sắc do đầu dây cung gây ra. Sáp niềng răng còn có tác dụng kết nối lại các dây cung, mắc cài bị bong. Vì thế đừng quên mang nó theo bên mình khi đi ra ngoài nhé!
Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa
Bước 1: Vệ sinh răng miệng trước khi dùng sáp, làm sạch vị trí đặt sáp nha khoa. Trước khi đặt sáp phải làm khô mắc cài để sáp bám chắc.
Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn trước khi lấy sáp.
Bước 3: Lấy lượng sáp vừa phải dùng cho mỗi vị trí. Vo 1 mảnh sáp bằng đầu ngón tay trong khoảng từ 5 giây trở nên. Với tác động của nhiệt độ, miếng sáp sẽ hơi mềm ra.
Bước 4: Đặt lượng sáp vừa được chuẩn bị vào vùng bị đau do mắc cài gây nên và dùng ngón tay trỏ miết sáp lên đúng vị trí, dàn đều cho sáp bám chặt lên mắc cài.
Bước 5: Khi tháo sáp trước khi ăn uống, trực tiếp đưa tay lên vị trí đã đặt sáp, nhẹ nhàng tháo để không ảnh hưởng đến niềng răng.
Những lưu ý khi sử dụng sáp nha khoa
- Bạn có thể thay sáp nha khoa khi chúng bị bong ra, tốt nhất bạn nên thay chúng ít nhất 2 lần/ngày, không để sáp trong miệng quá 2 ngày.
- Không để sáp trong miệng khi ăn vì thức ăn bám vào sáp sẽ gây tích tụ vi khuẩn và mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, ăn uống có sáp sẽ gây vướng víu nhưng nếu bạn cảm đau do khí cụ thì có thể giữ sáp trong miệng và thay sáp mới sau.
- Sáp nha khoa khi gặp nước sẽ bị lỏng và dễ rơi ra ngoài, do đó khi uống nước bạn nên để ống hút nước 1 cách nhẹ nhàng.
- Mang theo sáp niềng răng bên mình để thay thế khi cần thiết.
Hi vọng qua chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích về sáp nha khoa. Để đặt lịch khám và tư vấn niềng răng miễn phí, các bạn hãy liên hệ qua số Hotline: 0898.909.333 để được hỗ trợ nhé.