Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Năm, 02 Tháng Giêng 2025

Rối loạn khớp thái dương hàm là triệu chứng ở các cơ nhai khiến người bệnh cảm thấy đau khi nhai thức ăn hay nói chuyện. Cùng tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân, triệu chứng dẫn đến tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm và phương án điều trị tốt nhất tình trạng này trong bài viết dưới đây.

roi-loan-khop-thai-duong-ham

Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm hoạt động như một bản lề trượt, kết nối xương hàm với hộp sọ. Rối loạn khớp thái dương hàm hay viêm khớp thái dương hàm là một tình trạng y khoa, khi các bộ phận này bị thoái hoá, gây ra cơn đau ở vùng khớp xương hàm và các cơ điều khiển chuyển động hàm.

Rối loạn khớp thái dương hàm khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống hay nói chuyện. Bệnh lý nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe, tránh các biến chứng gây hại cho răng miệng.

Trong đa số các trường hợp, những cơn đau mỏi thái dương liên quan đến khớp thái dương hàm chỉ mang tính chất tạm thời và có thể thuyên giảm bằng các biện pháp chăm sóc thích hợp hoặc điều trị bảo tồn. Trong trường hợp bất khả kháng, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.

Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm

Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm được cách chữa rối loạn khớp thái dương hàm. Chấn thương khớp hàm hoặc chấn thương khớp thái dương hàm có thể gây ra hội chứng này, nhưng trong đa số các trường hợp thường không rõ nguyên nhân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có sự ảnh hưởng của di truyền tham gia phần nào vào sự hình thành hội chứng này.

Các nghiên cứu cũng không ủng hộ quan điểm khớp cắn lệch lạc hoặc điều trị chỉnh nha sẽ gây ra rối loạn khớp thái dương hàm.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Nội tiết tố nữ: Một số giả thuyết chỉ rằng estrogen có thể gây kích thích sự phát triển khớp thái dương hàm.
  • Tư thế sai khiến cơ cổ và mặt bị căng.
  • Stress kéo dài.
  • Vận động khớp thái dương hàm quá nhiều, chẳng hạn như nhai kẹo gum hoặc thịt dai.

Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Rối loạn khớp thái dương hàm thường diễn biến bệnh âm thầm, đến khi hình thành triệu chứng rõ rệt, có nguy cơ cao tiến triển thành viêm khớp thái dương hàm mãn tính. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng khiến sức khỏe răng hàm mặt ngày một giảm sút:

  • Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp: Gây tổn thương sụn khớp và biến dạng khớp hàm.
  • Tật nghiến răng: Tuy là một trong những nguyên nhân chính của bệnh, nhưng trong nhiều trường hợp chính rối loạn khớp thái dương hàm lại khiến hình thành thói quen này, dẫn đến hậu quả là cơ mặt có khả năng bị phồng to bất thường, da mặt chảy xệ.

oi-loan-khop-thai-duong-ham-1

Triệu chứng nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm được hiểu là tình trạng các cơ nhai và hoạt động không bình thường của khớp thái dương hàm. Các triệu chứng của bệnh có thể chỉ xuất hiện thoáng qua và ngay lập tức biến mất nên rất khó để phát hiện.

Đau là triệu chứng điển hình và thường xuyên xuất hiện của bệnh. Các cơn đau có thể xuất hiện từ từ một cách âm ỉ nhưng đôi khi sẽ đau nhói. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác cảnh báo tình trạng bệnh lý này:

  • Đau ở vùng cơ làm cho hoạt động nhai nghiền thức ăn ở vùng dưới hàm, vùng góc hàm đều bị đau.
  • Cảm thấy đau nhức hoặc mệt mỏi khi ăn nhai, nói chuyện, há miệng
  • Có cảm giác “kẹt hàm” khi há miệng, xuất hiện âm thanh lục cục khi hoạt động cơ hàm
  • Đau xảy ra ở các vùng cơ quan lân cận như trước tai, trong tai, đau cổ, vai, gáy, hai bên thái dương và thậm chí lan ra nửa đầu.

Điều trị chứng rối loạn khớp thái dương hàm 

Các phương pháp điều trị rối loạn thái dương hàm cụ thể như sau:

  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng: Các dụng cụ nha khoa như máng chống nghiến răng hoặc miếng bảo vệ miệng có thể giảm tác động của việc nghiến răng lên cơ hàm nếu nguyên nhân xuất phát từ tình trạng nghiến răng khi ngủ.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu để kéo căng cơ hàm và tăng cường các cơ xung quanh khớp hàm sẽ làm giảm các triệu chứng rối loạn TMJ, co thắt cơ và đau cơ của bạn.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Đối với tình trạng rối loạn TMJ gây viêm khớp thái dương, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc điều trị khớp thái dương hàm như thuốc giãn cơ, Aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau không kê đơn khác.
  • Tập kỹ thuật thư giãn và thả lỏng cơ hàm: Học các kỹ thuật thư giãn và thả lỏng cơ hàm để kiểm soát trạng thái căng cơ hàm. Bạn có thể tham gia các khóa trị liệu hoặc xin tư vấn của bác sĩ để có thể nắm được các phương pháp giảm căng cơ hàm tốt nhất.
  • Giải tỏa tâm lý, căng thẳng thần kinh: Bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý trong trường hợp chứng loạn năng khớp thái dương hàm của bạn liên quan đến căng thẳng, áp lực, tâm lý lo âu.
  • Chỉnh nha để nắn chỉnh lại khớp cắn: Việc niềng răng sẽ mất khá nhiều thời gian nên thường được áp dụng kết hợp với các phương pháp chữa bệnh khác.
  • Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS): Phương pháp này sử dụng dòng điện cường độ thấp để làm giãn cơ hàm của bạn.
  • Phẫu thuật khớp hàm: Khi khớp hàm bị tổn thương và các phương pháp điều trị thông thường không khắc phục được vấn đề, nha sĩ có thể khuyến nghị bạn thực hiện phẫu thuật khớp hàm.

roi-loan-khop-thai-duong-ham-2

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa rối loạn khớp thái dương hàm

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn khớp thái dương hàm

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ điều trị và thăm khám định kỳ để theo dõi và có hướng điều trị phù hợp.
  • Bệnh nhân cần giữ tâm lý lạc quan tích cực, hạn chế căng thẳng, lo âu.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn thức ăn mềm: Để giữ cho hàm không phải làm việc quá giờ, hãy ăn những thức ăn mềm như sữa chua, khoai tây nghiền, pho mát, súp, trứng bác, cá, trái cây và rau nấu chín, đậu và ngũ cốc. Tránh thức ăn cứng và giòn (như cuộn cứng, bánh quy, cà rốt sống) và thức ăn dai (như caramen và khoai tây chiên). 
  • Không nên nhai kẹo cao su, nhai một bên hàm, tránh thói quen cắn móng tay.

Phương pháp phòng ngừa rối loạn khớp thái dương hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Hạn chế nghiến răng.
  • Đeo dụng cụ bảo vệ miệng khi chơi các môn thể thao.

Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết trên, các bạn đã biết được nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm là gì và cách điều trị. Khi phát hiện bệnh, tốt nhất bạn nên tìm cách xử lý ngay. Tránh để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các biệt chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền