Rát Lưỡi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Lưỡi bị rát là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Khi bị rát lưỡi, người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng cảm giác nóng rát khó chịu ở vùng lưỡi. Vậy rát lưỡi là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này trong bài viết dưới đây nha!
Đau rát lưỡi là bệnh gì?
Rát lưỡi chính là trường hợp lưỡi trở lên bỏng rát, khó chịu thậm chí là ửng đỏ nếu như bị kích ứng. Thông thường rát lưỡi sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động sinh hoạt và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp rát lưỡi là do bị bệnh. Đối với những trường hợp bị bệnh thì người bệnh cần phải đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Hội chứng đau rát lưỡi miệng này xảy ra có thể tiến triển nặng và xuất hiện không chỉ ở lưỡi mà còn có thể gây bỏng rát ở một số vị trí khác trong miệng gồm: nướu, môi, mặt trong của má hay vòm miệng.
Những đối tượng nào thường hay bị rát lưỡi?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có một số nhóm đối tượng dễ mắc bệnh lưỡi bị rát hơn người bình thường, cụ thể:
- Người cao tuổi: Do quá trình lão hóa làm suy giảm chức năng cơ thể, người già thường bị giảm tiết nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng. Khi miệng khô cứng sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương và viêm nhiễm niêm mạc miệng, gây ra hiện tượng rát lưỡi.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Trong giai đoạn mang thai, sự thay đổi nội tiết tố như tăng progesterone, estrogen khiến các bà mẹ dễ bị khô miệng, thiếu nước bọt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường miệng như đau rát lưỡi, viêm lợi.
- Người nghiện thuốc lá, rượu bia: Hóa chất trong thuốc lá và rượu bia khi được bài tiết qua nước bọt sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng, làm tổn thương lưỡi dẫn đến cảm giác rát bỏng.
- Bệnh nhân bị bệnh dạ dày: Do các vấn đề về axit dạ dày thừa gây kích ứng đường tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng loét miệng và lưỡi bị rát, đau.
- Người bị stress: Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm rối loạn chức năng cơ thể, giảm tiết nước bọt. Điều này góp phần gây khô miệng và hiện tượng rát lưỡi.
Ngoài ra, bệnh lý về tuyến giáp và tiểu đường cũng khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về rát, đau nhức lưỡi.
Nguyên nhân rát lưỡi
Một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rát lưỡi như:
Hội chứng bỏng rát miệng
Hội chứng bỏng rát miệng (Burning Mouth Syndrome – BMS) là một tình trạng mãn tính hoặc tái phát nhiều lần. Khi đó, vùng miệng liên tục trải qua cảm giác bỏng rát mà không rõ nguyên nhân cụ thể. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lưỡi, nướu, môi, vòm miệng và toàn bộ khoang miệng mà bạn không thể định rõ nguyên nhân cụ thể.
Bên cạnh cảm giác bỏng rát trên lưỡi, BMS có thể kèm theo một số triệu chứng khác. Chẳng hạn như: khô miệng, vị giác thay đổi, nhạy cảm hơn với thức ăn chua cay hay có cảm giác tê hoặc ngứa trong miệng.
Thiếu hụt vitamin B
Thiếu hụt các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 (cobalamin), có thể gây ra tình trạng rát lưỡi. Các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của các dây thần kinh và mô trong miệng.
Khi cơ thể thiếu hụt các loại vitamin này, có thể xảy ra tổn thương và viêm dây thần kinh, gây ra cảm giác nóng rát hoặc ngứa trong miệng.
Ngoài ra, việc thiếu hụt các vitamin nhóm B cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như khô miệng, tổn thương da, vấn đề về mắt, cảm giác mệt mỏi, yếu cơ, và thiếu máu.
Nhiễm nấm miệng
Nhiễm nấm miệng (còn gọi là nhiễm Candida) hoặc bị nấm lưỡi cũng là một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rát lưỡi. Đây là khi nấm Candida Albicans phát triển quá mức trên niêm mạc miệng của bạn. Bệnh này dẫn đến sự xuất hiện các tổn thương màu trắng kem, thường xuất hiện trên lưỡi hoặc các vùng trong má.
Triệu chứng của nhiễm nấm miệng Candida có thể bao gồm: tổn thương màu trắng trên lưỡi, vùng trong má bị nứt và đỏ, mất vị giác. Và đôi khi, bệnh có thể gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ khi tổn thương bị cọ xát.
Tiêu thụ thực phẩm cay, nóng, nhiều axit
Việc tiêu thụ thực phẩm cay, nóng, và chứa nhiều axit có thể dẫn đến tình trạng bỏng rát và khó chịu trong miệng và lưỡi. Cảm giác nóng từ thực phẩm cay có thể gây kích ứng và bỏng rát trên lưỡi hoặc các mô nhạy cảm trong miệng. Ngoài ra, axit có trong một số thực phẩm như trái cây có họ cam chanh và thực phẩm lên men có thể gây kích ứng và viêm tác động lên các mô trong miệng.
Khi khô miệng xảy ra, khả năng sản xuất nước bọt giảm đi. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm và bảo vệ miệng và lưỡi. Nếu không đủ, vùng họng và miệng có thể trở nên khô, dễ kích ứng và bị bỏng rát hơn.
Triệu chứng nhận biết bệnh rát lưỡi
Dưới đây là một số triệu chứng người bị rát lưỡi có thể gặp:
- Đau rát lưỡi kéo dài.
- Tê hoặc mất cảm giác ở lưỡi.
- Đỏ hoặc cảm giác nóng ở lưỡi, có biểu hiện bị viêm.
- Thay đổi vị giác hoặc cảm giác như có sự hiện diện của vị kim loại trong miệng.
Những triệu chứng này có thể khác nhau về mức độ và diễn biến trầm trọng hơn trong ngày, khiến việc ăn uống, nói chuyện trở nên khó chịu và khó khăn.
Cách khắc phục tình trạng rát lưỡi
Cảm giác nóng rát trên lưỡi có thể khiến bạn khó chịu, chỉ muốn nhanh chóng tìm ra giải pháp để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp giúp làm giảm triệu chứng, thúc đẩy lưỡi nhanh chóng phục hồi mà bạn có thể tham khảo áp dụng:
Vệ sinh răng miệng
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đúng cách là điều cần thiết để giảm kích ứng lưỡi và ngăn ngừa sự khó chịu gia tăng. Hãy nhớ đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn và súc miệng thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau rát lưỡi.
Nước súc miệng bằng baking soda
Để giảm đau và sưng do rát lưỡi, bạn có thể thử súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm và baking soda. Hòa tan một muỗng cà phê baking soda trong nửa cốc nước ấm và súc miệng bằng dung dịch này để giảm bớt sự khó chịu và thúc đẩy quá trình chữa lành.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp đã được thử nghiệm qua thời gian để làm dịu cơn đau miệng và giảm viêm. Hòa tan một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng nhiều lần trong ngày để giúp giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.
Biện pháp tự nhiên
Mật ong và dầu dừa đều có đặc tính kháng khuẩn có thể hỗ trợ chữa lành vết đau rát lưỡi. Thoa mật ong trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng hoặc uống một tách trà ấm với mật ong để giảm đau. Tương tự, dầu dừa có thể được bôi tại chỗ hoặc súc quanh miệng để thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm bớt sự khó chịu.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Khi đang gặp tình trạng rát lưỡi, bạn nên chọn những thực phẩm mềm, nhạt như cháo, súp, món hầm để giảm thiểu kích ứng. Tránh thực phẩm cay và có tính axit, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và kéo dài sự khó chịu.
Đi khám bác sĩ
Nếu tình trạng bỏng rát lưỡi của bạn vẫn tồn tại hoặc trầm trọng hơn, bạn nên đi khám để được điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc nước súc miệng chuyên dụng để giải quyết vấn đề và ngăn ngừa tái phát.
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu như gặp phải những trường hợp dưới đây thì người bệnh cũng lên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
- Có vết loét và có xuất hiện những mảng trắng bên trong vòng miệng.
- Sốt cao.
- Xuất hiện các vết bỏng, loét tồn tại suốt một thời gian dài.
- Bạn gặp phải khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt.
Hi vọng những thông tin trên đây có thể bạn đọc giải đáp rát lưỡi là bệnh gì, rát lưỡi được chẩn đoán như thế nào và nên làm gì khi bị rát lưỡi. Lưu ý, ngay cả khi triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn không nên chủ quan, hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu cần thiết.