Răng Vĩnh Viễn Là Răng Nào? Cách Phân Biệt Với Răng Sữa
Các vấn đề của răng miệng luôn được chú trọng, quan tâm hàng đầu. Nó không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng ăn uống mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, đặc biệt là răng vĩnh viễn. Vậy răng vĩnh viễn là răng nào và dấu hiệu nào phân biệt với răng sữa? Tất cả sẽ được giải thích cụ thể trong bài viết dưới đây!
Răng vĩnh viễn là răng nào?
Răng vĩnh viễn là bộ răng phát triển từ khi tuổi còn nhỏ đến độ tuổi trưởng thành. Răng sữa sẽ bắt đầu mọc trong khoảng từ 4 – 24 tháng tuổi và sớm rụng để được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.
Răng vĩnh viễn đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng, trong đó có chức năng thẩm mỹ, ăn nhai cho hàm răng trong suốt cuộc đời. Bởi vậy, một bộ răng trưởng thành đầy đủ và khỏe mạnh rất cần thiết với sự tồn tại, phát triển của cơ thể
Tính đến thời điểm răng vĩnh viễn được thay hoàn tất sẽ có 28 chiếc bao gồm nhóm răng cửa giữa (4 răng), nhóm răng cửa bên (4 răng), nhóm răng nanh (4 răng) và nhóm răng hàm (16 răng). Bên cạnh đó, khi con người đến độ tuổi trưởng thành, có thể sẽ mọc thêm tối đa 4 chiếc răng hàm số 8, hay còn có cái tên quen thuộc là răng khôn.
Răng vĩnh viễn mọc khi nào?
Răng trưởng thành bắt đầu mọc khi trẻ được 6 – 7 tuổi. Để hoàn tất quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ mất vài tháng, tùy kích thước và vị trí răng. Riêng 4 chiếc răng khôn – răng số 8 sẽ mọc nhất và quá trình mọc cũng nhiều rắc rối hơn, mọc trong thời gian 27 -32 tuổi và mất 4 – 5 năm.
Thông thường, trẻ em đến tuổi thay răng, hàm răng sữa sẽ dần bị tiêu chân răng và rụng đi. Sau khi răng sữa rụng khoảng 1 – 2 tháng thì răng vĩnh viễn sẽ mọc dần lấp chỗ trống. Về thứ tự thì thông thường răng nào mọc trước thì sẽ thay trước, mọc sau thì thay sau.
Răng vĩnh viễn có mọc lại không?
Răng vĩnh viễn không thể mọc lại cũng như không thể thay thế bằng các răng khác. Vậy nên nếu răng bị mất hoặc hư phải nhổ bỏ thì sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng và khuôn mặt. Để đảm bảo luôn có một hàm răng khỏe, bạn hãy chăm sóc những chiếc răng vĩnh viễn một cách tốt nhất bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng hợp lý. Việc này đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của hàm răng.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Các loại thực phẩm bạn ăn, uống có thể ảnh hưởng tích cực hoặc gây hại cho răng và lợi răng.
- Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Đặc điểm của răng vĩnh viễn
Răng trưởng thành thường có những đặc điểm sau đây:
- Số lượng: Một người trưởng thành có tổng cộng 32 răng vĩnh viễn, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 12 răng hàm.
- Kích thước và hình dáng: Răng trưởng thành có kích thước lớn hơn và hình dạng phức tạp hơn so với răng sữa. Thông thường, chúng sẽ có dạng cắt và dạng múi nhọn để cắn và nghiền nát thức ăn.
- Cấu trúc răng: Răng trưởng thành sẽ bao gồm 3 bộ phận men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp bên ngoài bảo vệ ngà răng và tủy răng, tủy răng là nguồn cung cấp dinh dưỡng nuôi sống răng.
- Vị trí: Răng vĩnh viễn có vị trí cố định, không thể thay đổi như răng sữa.
- Tuổi thọ: Răng trưởng thành có thể tồn tại trên cung hàm đến khi con người già đi. Tuy nhiên, nó có thể bị hỏng hoặc gãy rụng bất cứ lúc nào nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
Chức năng của răng vĩnh viễn
Chức năng của các loại răng vĩnh viễn như sau:
Răng cửa
Răng cửa nằm ở phía trước cung hàm, dễ thấy khi bạn cười hoặc nói, giữ chức năng thẩm mĩ và phát âm. Răng hình dạng như một chiếc xẻng với cạnh sắc bén, chủ yếu dùng để cắn và xé thức ăn thành từng miếng nhỏ.
Răng nanh
Răng nanh mọc ở góc cung hàm, ngay cạnh răng cửa. Có hình dạng giống ngọn giáo, với mũ răng dày và nhọn, có chức năng kẹp và xé thức ăn.
Răng hàm nhỏ
Khác với răng cửa và răng nanh, răng hàm nhỏ có kích thước nhỏ hơn, mặt cắt phẳng. Mũ răng có hình lập phương và được chia thành 2 đỉnh nhọn, có nhiệm vụ xé và nghiền thức ăn.
Răng hàm lớn
Răng hàm lớn là những chiếc răng lớn nhất trong cung hàm, có bề mặt rộng và phẳng, hình dạng phức tạp. Chúng dùng để nhai và nghiền thức ăn thành từng mảnh nhỏ trước khi nuốt.
Cách phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa
Mặc dù có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng 2 bộ răng sữa và vĩnh viễn cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt. Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn nhận biết rõ 2 bộ răng này:
Men răng và ngà răng
Răng sữa sẽ có màu trắng ngà hoặc trắng đục do cấu trúc men răng mỏng hơn và chứa nhiều thành phần hữu cơ.
Trong khi đó, răng vĩnh viễn có màu trắng sáng hoặc ngà vàng do cấu trúc men răng dày hơn và chủ yếu chứa các thành phần vô cơ.
Ngoài ra, lớp men răng trưởng thành dày khoảng 2 – 3mm, còn lớp men răng sữa chỉ khoảng 1mm. Điều này cũng chính là nguyên nhân gây ra tỷ lệ sâu răng ở trẻ em cao hơn nhiều so với người lớn.
Kích thước và hình dáng
Răng sữa có kích thước nhỏ hơn nhiều so với những chiếc răng vĩnh viễn, đặc biệt là ở vị trí răng hàm. Cụ thể, răng sữa có dáng bầu bĩnh, tròn trịa. Còn bộ răng kia có dáng thon dài, vuông. Điều này cũng quyết định khá nhiều tới chức năng ăn nhai.
Chân răng
Chân răng sữa khá ngắn và mỏng, nên dễ bị gãy vỡ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó, chân bộ răng còn lại dày và cố định chắc chắn trên cung hàm
Số lượng răng trên cung hàm
Trẻ em gồm 20 chiếc răng sữa, còn khi trưởng thành sẽ gồm 32 chiếc răng. Răng sữa chỉ tồn tại trên cung hàm đến năm thứ 7 – 12. Phần còn lại của cuộc đời sẽ chỉ có sự hiện diện của những chiếc răng vĩnh viễn.
Cách chăm sóc và bảo vệ răng vĩnh viễn hiệu quả
Bạn nên chủ động chăm sóc răng vĩnh viễn bằng cách thực hiện một số biện pháp sau đây:
Vệ sinh răng miệng đúng chuẩn y khoa
Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày (buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy). Chải răng theo chiều dọc hoặc hướng tròn, không chải ngang để tránh làm mòn men răng. Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor. Kết hợp với các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác như: Nước súc miệng, chỉ nha khoa,… để làm sạch triệt để.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bổ sung thực phẩm chứa hoạt chất fluor, canxi, vitamin tốt cho răng như hải sản, phô mai, dâu tây, táo,… Đồng thời, hạn chế dùng thức ăn có chứa nhiều đường công nghiệp như kẹo, nước ngọt hoặc các hoạt động có hại như hút thuốc lá,…
Kiểm tra răng miệng định kỳ
Đến nha khoa để được thăm khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ làm sạch cao răng (nếu có) và điều trị bệnh lý răng miệng kịp thời.
Răng vĩnh viễn mang đến cho bạn nụ cười rạng rỡ và khả năng ăn nhai hiệu quả. Chúng ta chỉ có duy nhất một bộ răng này, vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ chúng là vô cùng quan trọng. Hãy thực hành vệ sinh răng miệng tốt, ăn uống lành mạnh và khám răng định kỳ để giữ gìn nụ cười vĩnh cửu của bạn.