Răng Hàm Có Thay Không? Các Giai Đoạn Thay Răng
Răng hàm có thay không là thắc mắc của nhiều cha mẹ. Đặc biệt khi nghĩ đến ảnh hưởng lâu dài đến việc ăn uống và sức khỏe răng miệng của con. Việc hiểu rõ quá trình thay răng hàm sẽ giúp cha mẹ chủ động chăm sóc và hỗ trợ trẻ trong giai đoạn quan trọng này. Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết sau!
Răng hàm là gì?
Răng hàm là một trong những loại răng quan trọng nhất trong hệ thống răng của trẻ em. Chúng giúp nhai và nghiền thức ăn để cơ thể dễ hấp thụ hơn. Thông thường, răng hàm là ba chiếc răng cuối cùng trên mỗi bên của hàm. Trẻ em có bộ răng sữa gồm 20 chiếc, bao gồm 8 chiếc răng hàm. Khi chuyển sang răng vĩnh viễn, trẻ em sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, bao gồm 8 chiếc răng hàm nhỏ và 12 chiếc răng hàm lớn.
Răng sữa bắt đầu mọc từ 6 tháng tuổi và kết thúc khi trẻ được 6 tuổi. Răng hàm lớn thứ nhất sẽ bắt đầu mọc sau đó và khi bộ răng sữa mọc đầy đủ, trẻ sẽ vào giai đoạn thay răng. Trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 tuổi, trẻ sẽ thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Thứ tự thay răng sẽ khác nhau cho hàm trên và hàm dưới.
Giai đoạn răng hỗn hợp là khi trẻ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn, từ khoảng 6 đến 12 tuổi. Việc chăm sóc răng miệng trong giai đoạn này rất quan trọng và trẻ nên được đưa đi kiểm tra định kỳ tại các cơ sở răng hàm mặt để phát hiện và điều trị các bệnh lý về răng miệng. Như vậy việc răng hàm có thay không thì chúng ta nên tìm hiểu thêm thông tin bên dưới nhé!
Bao nhiêu tuổi thì thay răng hàm?
Trẻ thay răng hàm ở độ tuổi từ 10 – 12 tuổi, thứ tự thay răng như sau:
- Từ 6 – 7 tuổi: Thay răng cửa
- Từ 7 – 8 tuổi: Thay răng cửa 2 bên
- Từ 9 – 10 tuổi: Thay các răng hàm nhỏ
- Từ 10 – 11 tuổi: Thay răng nanh sữa
- Từ 11 – 12 tuổi: Thay răng hàm lớn
Trẻ có tổng cộng 20 răng sữa được chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng, các răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. 12 chiếc răng vĩnh viễn (răng hàm lớn) là những răng tồn tại độc lập và chỉ mọc lên 1 lần duy nhất trong đời. Khi trẻ lên 6 tuổi, các răng hàm lớn bắt đầu xuất hiện trên cung hàm và không có răng để thay thế.
Răng hàm có thay không?
Theo như quy luật tự nhiên, khi đến một độ tuổi nhất định, trẻ em sẽ mất đi những chiếc răng sữa và thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn chắc khỏe hơn, hỗ trợ ăn nhai dễ dàng và bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.
Với vấn đề răng hàm có thay không chúng ta có thể phân chia thành 2 trường hợp như sau:
►Trường hợp răng hàm có thay răng
Khi đến giai đoạn thay răng, những chiếc răng hàm sữa đã mọc từ trước sẽ lung lay và nhường chỗ cho mầm răng mới mọc lên.
Thường thì răng hàm lớn số 1 và răng hàm lớn số 2 ở cả 2 hàm răng sữa là những chiếc răng sữa được thay thành răng vĩnh viễn vào khoảng độ tuổi từ 10 – 12 tuổi. Những chiếc răng hàm có thay răng này sẽ được gọi là răng tiền hàm khi thay răng trở thành răng vĩnh viễn.
Khi trẻ vào độ tuổi thay răng sữa thì các bậc phụ huynh nên lưu ý không tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tốt nhất nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám cẩn thận, tùy vào hướng mọc của răng như thế nào thì mới có cách nhổ răng sữa an toàn.
►Trường hợp răng hàm không thay răng
Trường hợp răng hàm không thay răng là những chiếc răng hàm lớn, hay còn gọi là răng hàm số 6 và số 7 trong bộ răng vĩnh viễn.
Không giống như các răng khác trải qua quá trình thay răng sữa, những chiếc răng này là răng vĩnh viễn tự mọc lên, chỉ mọc một lần và tồn tại suốt đời nên cần được chăm sóc cẩn thận.
Bên cạnh đó những chiếc răng này có thời gian mọc lên sau cùng vào độ tuổi 13 trở đi. Vì vậy chúng sẽ giữ chức năng chính quan trọng nhất giúp việc ăn uống hàng ngày của hàm răng đảm bảo tốt nhất.
Cách chăm sóc và bảo vệ răng hàm cho trẻ chuẩn nha khoa
Việc chăm sóc răng miệng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của trẻ. Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai, và chúng dễ bị sâu và hỏng. Nếu không được chăm sóc đúng cách nguy cơ bé sâu răng tăng gấp nhiều lần . Vì vậy, phụ huynh cần quan tâm đến việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng của trẻ từ sớm.
- Một phần quan trọng của việc chăm sóc răng là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng và bé yêu thích. Hạn chế cho bé ăn ngọt, đồ cứng, thức ăn nóng lạnh,…
- Ngoài ra, cần hạn chế các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay và trẻ hay ngậm ti giả. Vấn đề ở đây là chúng có thể làm sai lệch khớp cắn răng.
- Thường xuyên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng và đảm bảo răng vĩnh viễn mới mọc thẳng đúng vị trí trong quá trình thay răng. Trong trường hợp răng sữa không tự rụng, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xử lý phù hợp. Mục đích để không ảnh hưởng đến quá trình mọc tự nhiên của răng vĩnh viễn.
- Lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, hiện đại, với trang thiết bị đầy đủ là rất quan trọng để đảm bảo quá trình kiểm tra diễn ra an toàn và hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có câu trả lời cho răng hàm có thay không. Hiểu được răng hàm không thay mới được nên việc chăm sóc và bảo vệ nó vô cùng cần thiết. Các phụ huynh nên chủ động hơn ngay trong việc bảo vệ và duy trì răng hàm cho các thiên thần của mình nhé.