Răng Cấm Bị Sâu Có Nên Nhổ Không【BS.Tư Vấn】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Hai, 23 Tháng Mười Hai 2024

Răng cấm là nhóm răng quan trọng trong cấu trúc hàm, đóng vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn. Khi răng cấm bị sâu, nỏi lo lắng về việc nhổ răng hay điều trị thường xuất hiện. Vậy răng cấm bị sâu có nên nhổ không? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin chi tiết để giúp bạn đạt được quyết định phù hợp.

rang-cam-bi-sau-co-nen-nho-khong

Răng cấm là những răng nào?

Răng cấm hay còn gọi là răng hàm lớn, bao gồm các răng số 6 và số 7 trong cung răng, tính từ răng cửa vào trong. Mỗi người trưởng thành thường có 8 răng cấm, chia đều ở hàm trên và dưới. Răng cấm có mặt nhai rộng, gồm nhiều múi và hố rãnh để giúp nghiền nát thức ăn hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết răng cấm đã bị sâu

Răng cấm là tên gọi để chỉ những chiếc răng hàm số 6 và số 7 trên cung hàm. Bởi vì có thân răng lớn, bề mặt nhai rộng nên những chiếc răng cấm này thường sẽ đảm nhiệm chức năng chính trong hoạt động ăn nhai, nghiền thức ăn. Vì phải thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, đồng thời cộng hưởng với nhiều yếu tố khác nhau dễ khiến răng cấm bị sâu, và tình trạng này ngày càng phổ biến.

Để nhận biết các dấu hiệu sâu răng cấm, bạn có thể dựa vào các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Cảm giác đau nhức, nhói buốt trong khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Cơn đau về lâu dần có thể xuất hiện trong lúc bạn đang nghỉ ngơi chứ không đơn thuần là chỉ ăn uống hay đánh răng.
  • Khi ăn những thức ăn quá nóng, lạnh, chua hay ngọt thì hiện tượng răng ê buốt sẽ rất dễ diễn ra.
  • Thời tiết thay đổi cũng khiến cho răng nhạy cảm hơn, xuất hiện những phản ứng bất thường.
  • Tại vị trí răng cấm bị đau xuất hiện tình trạng xuất huyết.
  • Một số trường hợp răng bị đau nhức kèm theo với tình trạng chảy mủ.
  • Miệng sẽ có hiện tượng bị hôi vì các bệnh lý về răng miệng đang dần phát triển.
  • Khi đang ăn uống, bạn có thể nếm được vị đắng nhẹ tạo cảm giác mất ngon.
  • Khi miệng há to, cảm giác đau nhức và khó chịu sẽ càng trở nên rõ rệt hơn, đặc biệt là vào buổi đêm.

rang-cam-bi-sau-co-nen-nho-khong-1

Nguyên nhân răng cấm dễ bị sâu

Bạn có thể bị sâu ở bất kỳ chiếc răng nào nhưng thực tế răng cấm (răng hàm) lại dễ bị sâu hơn so với những chiếc răng còn lại. Nguyên nhân là do:

  • Răng hàm giữ vai trò ăn nhai chính nên men răng dễ bị bào mòn và suy yếu theo thời gian.
  • Răng hàm nằm ở vị trí cuối trong khoang miệng nên nếu vệ sinh không cẩn thận rất dễ hình thành mảng bám.
  • Mặt nhai của răng hàm có nhiều rãnh sâu, vị trí tương đối thuận lợi để vụn thức ăn và mảng bám tích tụ, vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
  • Ngoài ra, răng cấm nhất là răng số 6 mọc từ rất sớm (5 – 6 tuổi), thời điểm mà việc nhận thức về các vấn đề răng miệng chưa thật sự tốt cũng là nguyên nhân khiến răng cấm dễ bị sâu hơn các răng khác.

Răng cấm bị sâu có nên nhổ không

Răng cấm (răng hàm, răng cối lớn) bị sâu có nên nhổ không sẽ còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng. Thực tế, không phải bất kỳ trường hợp răng cấm bị sâu cũng điều phải nhổ đi. Để có chỉ định điều trị phù hợp bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra. Nếu răng bị sâu nhẹ và có thể giữ lại được bác sĩ sẽ can thiệp trám răng hoặc chữa tủy. Trường hợp răng bị sâu ở mức độ nặng, mô răng bị phá hủy nhiều và không thể khôi phục được khi đó bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng.

Tác hại của việc không nhổ răng cấm bị sâu

Răng hàm bị sâu khi không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng sau:

Sâu răng lan rộng ảnh hưởng đến các răng khác

Sâu răng thường tiến triển âm thầm nhưng tốc độ lây lan lại rất nhanh. Vùng răng bị sâu khi không phát hiện sẽ mở rộng ra, kích thước lỗ sâu to hơn và có thể lay lan sâu răng cho vùng răng bên cạnh.

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Sâu răng thâm nhập vào ngà răng, tủy răng sẽ gây khó khăn khi ăn nhai. Bạn có thể gặp tình trạng răng ê buốt hoặc đau nhức khi ăn đồ nóng, lạnh.

Gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác

Vi khuẩn gây sâu răng ở hàm dưới hoặc hàm trên có thể tấn công khu vực răng bên ngoài và cả bên trong răng bị sâu. Chúng có thể làm viêm nướu, viêm tủy, nhiễm trùng chân răng hoặc gây sâu ở các răng bên cạnh.

Biện pháp phòng ngừa sâu răng cấm

Răng cấm bị sâu ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác ngon miệng khi ăn uống hay sự tự tin của mỗi người trong giao tiếp hằng ngày. Do đó, mọi người nên có ý thức thực hiện các biện pháp chăm sóc răng, giúp răng chắc khỏe và đẩy lùi nguy cơ sâu răng. Để giúp các bạn dễ dàng bảo vệ răng miệng của mình, chúng tôi xin chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa sâu răng sau đây:

  • Sử dụng kem đánh răng chứa Fluor để vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn. Lưu ý, nên đánh răng ít nhất hai lần trong ngày vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng lông mềm để vệ sinh sạch sẽ các kẽ răng. Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng vì thông thường đầu tăm to nên dễ gây chảy máu nơi chân răng.
  • Sau mỗi bữa ăn nhẹ, bạn nên sử dụng nước súc miệng chứa Fluor để làm sạch miệng nhanh chóng.
  • Thăm khám và lấy vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp bạn dễ phát hiện những bệnh lý răng miệng sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Đối với những chiếc răng bị hư, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để phục hồi răng hay lấp phần răng bị hư bằng phương pháp trám răng. Trám răng không chỉ giúp phục hồi chức năng của răng mà còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ rất tốt.
  • Hạn chế ăn vặt, nhất là những thức ăn chứa nhiều đường, đồ ăn có mùi nồng hoặc các loại nước uống có gas. Vì những loại thực phẩm này sẽ kích thích vi khuẩn tấn công răng miệng của bạn.
  • Nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe của răng, hạn chế dùng các loại thức ăn quá cứng hay dễ bám dính trong kẽ răng.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, có thể giúp bạn có câu trả lời: "răng cấm bị sâu có nên nhổ không". Tuy nhiên, những cách khắc phục răng sâu còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh và được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn cũng đừng quên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe răng miệng nha. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề răng cấm bị sâu thì liên hệ hotline 0898.909.333 hoặc trực tiếp thăm khám tại nha khoa ST Dentist để được điều trị an toàn nhé!

>> Xem thêm: Nhổ răng cấm có nguy hiểm không

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền