Nước Bọt Có Mùi Hôi Là Bị Bệnh Gì【BS.Chia Sẻ】
Bạn đã bao giờ cảm nhận sự khó chịu khi nước bọt có mùi hôi, gây cảm giác tự ti và không thoải mái khi giao tiếp với người khác? Hơi thở và nước bọt là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng khi gặp vấn đề về mùi hôi, chúng có thể trở thành mối quấy rối. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này để tái khẳng định niềm tự tin và sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.
Tại sao nước bọt có mùi hôi?
Nước bọt là dịch tiêu hóa được tiết ra liên tục trong khoang miệng, nên khi có mùi hôi sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu dẫn đến thiếu tự tin trong giao tiếp. Điều đặc biệt là, nước bọt không có mùi được xem là một loại nước súc miệng đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch và khử trùng khoang miệng.
Mùi hôi của nước bọt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau ở từng người:
- Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn qua loa, không kỹ lưỡng, những mảnh vụn thức ăn chưa được làm sạch còn bám trên kẽ răng. Từ đó, vi khuẩn phân hủy những mảnh thức ăn này khiến chúng tan vào nước bọt và phát ra mùi hôi khó chịu.
- Việc ăn những thực phẩm có mùi nặng như tỏi, hành cũng là nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi.
- Sử dụng răng giả và hàm tháo lắp sẽ giúp chức năng nhai thức ăn của bạn tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không biết cách vệ sinh thì những thức ăn thừa dễ bám vào và gây mùi hôi khó chịu.
- Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, khiến tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả, làm cho quá trình xuất và tiết nước bọt ngày càng ít đi. Lúc này, miệng sẽ trở nên khô và tạo điều kiện vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.
- Bệnh về đường tiêu hóa có liên quan trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, nhưng rất ít người biết và quan tâm đến vấn đề này. Người mắc bệnh về đường tiêu hóa hoặc bị trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng hôi miệng kèm theo. Bởi dịch axit trong dạ dày thoát ra ngoài đường miệng khiến nước bọt có mùi.
- Người mắc bệnh về đường hô hấp cũng có tác động trực tiếp đến hơi thở, miệng và nước bọt, gây ra mùi hôi khó chịu mặc dù bạn có vệ sinh răng miệng tốt cũng không tránh khỏi trường hợp này.
Viêm tuyến nước bọt là một trong những nguyên nhân làm cho nước bọt có mùi hôi
Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi
Bạn có bao giờ cảm thấy bối rối vào những lúc tiếp xúc gần với người khác như: cạo lông mặt, trang điểm,… vì nước bọt có mùi hôi hay không? Thực tế, đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta e ngại khi cần giao tiếp với bất kỳ ai đó. Vậy làm sao để nhận biết được nước bọt của mình có mùi hôi hay không?
Để chủ động hơn trong việc tìm kiếm phương án điều trị, bạn có thể phát hiện ra tình trạng nước bọt có mùi hồi thông qua một số cách đơn giản bên dưới đây:
- Nếu cảm thấy e ngại với những người xa lạ, hãy bắt đầu bằng việc dò hỏi ý kiến của người thân hoặc xem phản ứng của mọi người khi giao tiếp với họ như thế nào.
- Kiểm tra bằng cách dùng tăm bông để lấy mẫu nước bọt trong miệng, quan sát nếu thấy tăm bông có màu vàng hoặc có mùi hôi thì chứng tỏ bạn đã gặp phải tình trạng nước bọt có mùi hồi.
- Một trong những cách tuyệt vời khác để quý khách hàng có thể kiểm tra chính là liếm mu bàn tay, sau vài phút hãy ngửi lại để xác định xem có bị hôi hay không?
- Những cách đơn giản khác mà bạn cũng có thể thử như dùng chỉ nha khoa hoặc tăm tre xiên vào kẽ răng để ngửi và xác định mùi của nó.
- Cách chính xác nhất để xác định được tình trạng này chính là đến nha khoa để kiểm tra nồng độ mùi bằng thiết bị nha khoa.
Dùng tăm bông lấy mẫu nước bọt và quan sát hiện tượng
Điều trị nước bọt có mùi hôi
Kẹo cao su
Lượng nước bọt tiết ra sẽ tăng lên nếu bạn nhai kẹo cao su không đường sau bữa sáng. Động tác này giúp tuyến nước bọt tăng tiết để loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi trong miệng. Những vụn thức ăn thừa trong khoang miệng cũng sẽ được làm sạch, nước bọt có mùi hôi cũng không còn nữa.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nhai kẹo cao su quá nhiều trong ngày vì rất có thể bạn sẽ gặp phải điều ngược lại.
Thay kem đánh răng
Mảng bám trên răng cũng gây hôi miệng và tiết nước bọt. Nếu bạn đã làm sạch răng nhưng vẫn còn mùi vị khó chịu trong miệng, hãy thử đổi loại kem đánh răng đang dùng bằng loại khác có hàm lượng florua cao hơn.
Súc miệng bằng chanh để giảm nước bọt có mùi hôi
Nếu hơi thở của bạn có mùi khó chịu sau khi ngủ dậy, hãy nhanh chóng súc miệng bằng chanh. Chanh là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong các mẹo làm trắng răng giúp hơi thở thơm mát. Đặc biệt trong các sản phẩm nước súc miệng hay kem đánh răng đang bán trên thị trường, chanh cũng được xem là thành phần chính và mang lại hiệu quả cao.
Bạn vẫn có thể dùng chanh tươi làm nước súc miệng tại nhà vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Vắt nửa quả chanh vào cốc nước, thêm chút muối để súc miệng. Axit trong chanh có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch bọt trắng trên tăm bông và làm sạch nước hôi trong khoang miệng, cho hơi thở thơm tho.
Đừng quên vệ sinh răng miệng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày
Đánh răng kỹ, dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, giảm bớt nước bọt có mùi hôi. Bên cạnh đó, chú ý vệ sinh lưỡi cẩn thận bằng dụng cụ chuyên dụng. Lưỡi là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và gây ra mùi hôi.
Thay đổi thực đơn món ăn
Thực phẩm hàng ngày của bạn cũng có thể làm cho nước bọt của bạn có mùi khó chịu. Bạn nên thường xuyên ăn các loại rau củ quả như táo, lê, cà rốt, dưa chuột, rau diếp… Những thực phẩm tươi, giòn có khả năng làm sạch răng rất tốt. Ngoài ra, chúng còn bổ sung chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
Việc nước bọt có mùi hôi gây ra nhiều trở ngại trong giao tiếp và nó cũng có thể là biểu hiện của tình trạng sức khỏe kém mà bạn nên cần quan tâm đến. Trên đây là những nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị mà bạn có thể thực hiện ngay. Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ mang tính tham khảo, nếu như tình trạng không thuyên giảm hay nghiêm trọng hơn thì hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm bạn nhé!