Niêm Mạc Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Gây Viêm Và Cách Điều Trị
Niêm mạc miệng là một phần quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, đóng vai trò bảo vệ, bôi trơn và duy trì sức khỏe khoang miệng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về niêm mạc miệng là gì, chức năng, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh các bệnh lý liên quan.
Niêm mạc miệng là gì?
Niêm mạc miệng là lớp bao phủ quanh miệng và lưỡi, những tình trạng viêm trong miệng với các vết loét gọi là viêm niêm mạc miệng. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm nhiễm trùng tại chỗ, bệnh lý toàn thân, kích ứng do vật lý hoặc hoá học, phản ứng dị ứng hoặc thậm chí là hiện tượng tự phát.
Ở trạng thái bình thường thì sẽ xuất hiện dòng chảy nước bọt nhằm mục đích bảo vệ niêm mạc miệng, chống lại các yếu tố gây hại vì vậy hiện tượng khô miệng rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm miệng.
Triệu chứng viêm niêm mạc miệng
Viêm niêm mạc lưỡi, miệng biểu hiện rất nhiều triệu chứng khác nhau, có thể kể đến như:
- Khô miệng.
- Nước bọt đặc hơn.
- Tăng tiết dịch nhờn.
- Phần nướu răng trở nên bóng, sưng hoặc đỏ.
- Lưỡi có thể xuất hiện các mảng trắng, mềm hay có mủ.
- Xuất hiện các vết loét kèm theo chảy máu miệng.
- Cảm giác nóng nhẹ khi ăn uống.
- Cảm giác đau khi nói chuyện hoặc nuốt.
Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng
Loét niêm mạc miệng gây ra cảm giác khó chịu, đau rát khi ăn uống, nói chuyện. Dưới đây là những nguyên chính dẫn đến loét niêm mạc miệng.
Nhiễm virus
Virus, đặc biệt là virus herpes simplex (HSV-1), là nguyên nhân phổ biến gây loét niêm mạc miệng. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công niêm mạc miệng, gây ra các tổn thương và hình thành vết loét. Loại virus này lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh như: Qua nước bọt, dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt,... Ngoài HSV, các loại virus như: Virus Coxsackie (gây bệnh tay chân miệng) và virus Varicella-Zoster (gây bệnh zona) cũng gây loét niêm mạc miệng.
Áp xe niêm mạc miệng
Áp xe niêm mạc miệng là tình trạng hình thành mủ do vi khuẩn tích tụ bên dưới niêm mạc, gây ra sưng tấy, nóng, đỏ và đau nhức. Quá trình viêm nhiễm này lan rộng sang các khu vực khác, dẫn đến tổn thương niêm mạc miệng. Vi khuẩn từ áp xe xâm nhập vào niêm mạc miệng qua các vết nứt, trầy xước, từ đó gây ra viêm loét.
Áp xe niêm mạc miệng nếu không điều trị kịp thời dẫn đến hoại tử mô. Mô hoại tử sẽ tự phân hủy, tạo thành các vết loét sâu, gây đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến ăn uống, nói chuyện. Viêm nhiễm do áp xe niêm mạc miệng còn làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cơ thể khó chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm,...
Bệnh nấm miệng
Bệnh nấm miệng chủ yếu do nấm Candida gây ra. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể không kiểm soát được sự phát triển quá mức của nấm Candida. Nấm tấn công các tế bào niêm mạc miệng, kích hoạt phản ứng viêm và dẫn đến viêm loét. Những vết thương này sẽ đi kèm với mảng trắng hoặc màu kem trên niêm mạc miệng.
Nấm Candida phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ít oxy. Đặc biệt hơn khi bạn vệ sinh răng miệng kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài,... nấm Candida càng phát triển và gây viêm loét nặng hơn. Nấm Candida lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các bệnh như: Viêm thực quản do nấm, viêm phổi do nấm,...
Niêm mạc miệng bị trầy xước, chấn thương
Trầy xước hoặc chấn thương niêm mạc do nhiều nguyên nhân như: Đánh răng quá mạnh, ăn thức ăn cứng,... Khi niêm mạc miệng bị trầy xước, lớp bảo vệ bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm và loét. Các vết loét gây ra cảm giác đau, rát và dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Cách điều trị viêm niêm mạc miệng
Điều trị viêm niêm mạc không quá khó nếu bạn phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Theo các chuyên gia, để cải thiện và chữa trị dứt điểm niêm mạc miệng bị viêm có những biện pháp như:
- Thăm khám Bác sĩ: Bác sĩ có chuyên môn sẽ xác định được tình trạng viêm niêm mạc miệng một cách chính xác nhất, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Sử dụng thuốc điều trị: Trong nhiều trường hợp viêm niêm mạc sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh. Đồng thời, kết hợp thuốc bôi tại chỗ sẽ rút ngắn thời gian điều trị, giúp niêm mạc sớm phục hồi trạng thái bình thường.
- Uống nhiều nước: Khô miệng cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến viêm niêm mạc miệng. Vì thế, bạn cần duy trì độ ẩm trong khoang miệng và uống đủ nước. Đặc biệt trong thời gian niêm mạc miệng bị viêm hãy tăng tần suất uống nước hơn.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Bổ sung thực phẩm có nhiều dinh dưỡng cho cơ thể là điều rất cần thiết, đặc biệt nếu bạn đang viêm niêm mạc. Các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, chanh, cam.. hoặc các loại rau có màu xanh đậm sẽ giúp niêm mạc khỏe mạnh và ít bị tổn thương hơn.
- Khám răng định kỳ: Quá trình kiểm tra, khám răng định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề như: viêm nướu, mảng bám trên răng, sâu răng, dấu hiệu nhiễm trùng… Điều này hỗ trợ giải quyết triệt để các vấn đề răng miệng ngăn chặn sự phát triển thành viêm loét niêm mạc miệng.
Phòng ngừa viêm niêm mạc miệng
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được viêm niêm mạc miệng. Tuy nhiên, có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ mắc phải.
Vệ sinh răng miệng là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm niêm mạc miệng. Thói quen vệ sinh răng miệng được các chuyên gia khuyến nghị bao gồm:
- Đánh răng thường xuyên.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa florua.
- Đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để làm sạch các kẽ răng.
- Thường xuyên sử dụng nước súc miệng hoặc súc miệng bằng dung dịch nước muối.
Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm:
- Không hút thuốc lá.
- Uống đủ nước.
- Giữ ẩm cho môi và miệng.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
- Tránh thức ăn nóng, cay hoặc mặn.
- Hạn chế uống đồ uống nóng, có ga hoặc có cồn.
- Tránh thức ăn cứng hoặc giòn.
- Giảm lượng đường ăn vào mỗi ngày.
Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu rõ niêm mạc miệng là gì và tầm quan trọng của nó trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách, lựa chọn thực phẩm phù hợp để duy trì niêm mạc khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên khám răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng.