Nhiệt Miệng Ở Nướu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Tư, 11 Tháng Mười Hai 2024

Nhiệt miệng ở nướu là một tình trạng phổ biến và thường gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng nhiệt miệng ở nướu.

nhiet-mieng-o-nuou

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở nướu

Nhiệt miệng (loét miệng) ở nướu là một vết rách hoặc loét nhỏ, nông, phát triển trên phần lợi (nướu) của bạn. Thường các vết loét này sẽ kéo dài trong khoảng 7-10 ngày và tự lành mà không để lại sẹo. Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần thì bạn cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Về nguyên nhân gây ra loét miệng ở nướu, theo quan điểm dân gian là do bạn bị nóng trong, ăn quá nhiều đồ cay nóng, hoặc do cơ thể bị phản ứng với thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, theo y học hiện đại, có nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển của vết loét gây ra tình trạng nhiệt miệng bao gồm:

  • Sự suy yêú của hệ thống miễn dịch.
  • Do căng thẳng và stress.
  • Do sự thay đổi nội tiết tố.
  • Gặp các tổn thương ở vùng miệng và nướu.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.
  • Cơ thể bị thiếu hụt vitamin B-12, kẽm, axit folic hoặc sắt…

Triệu chứng nhiệt miệng ở nướu

Nhận biết nhiệt miệng ở nướu từ sớm sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm cảm giác đau mà vết nhiệt miệng ở nướu đem lại. Dấu hiệu nhận biết khi bị nhiệt miệng ở nướu bao gồm:

  • Xuất hiện các vết loét nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, xung quanh đỏ.
  • Đau rát khi nhai hoặc uống nước.
  • Nướu bị sưng, đỏ và dễ chảy máu.
  • Hơi thở khó chịu trong trường hợp nặng.

nhiet-mieng-o-nuou-1

Nhiệt miệng ở nướu khiến người bệnh đau rát khó chịu

Phương pháp điều trị nhiệt miệng ở nướu

Thông thường những vết nhiệt miệng ở nướu không cần điều trị y khoa mà tự khỏi trong 7 - 10 ngày tùy tình trạng sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây nhiệt miệng là do vi khuẩn xâm nhập, vi rút,... bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc, xây dựng phác đồ điều trị cụ thể để nhanh chóng điều trị nhiệt miệng ở nướu mà không gây biến chứng lên sức khỏe. Trong thời gian điều trị vết loét ở nướu, bạn cần ghi nhớ những điều sau:

  • Tránh xa những thực phẩm nóng, có nhiều gia vị cay, mặn.
  • Sử dụng thuốc uống, thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng giờ, đúng liều, không tự ý uống hoặc bỏ thuốc khi chưa được bác sĩ tư vấn. 
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng, làm sạch khoang miệng sau khi ăn.
  • Nên uống nước bằng ống hút trong quá trình điều trị nhiệt miệng ở nướu để tránh đụng đến vị trí vết loét.
  • Bổ sung nhiều nước lọc, uống từ 2.5 - 3 lít nước/ngày, tăng cường thêm các loại nước trái cây tươi ít đường, giàu vitamin.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng giữa các thực phẩm, ăn nhiều rau củ quả để tăng đề kháng từ bên trong.
  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận, dùng bàn chải đánh răng loại mềm mại, dùng được cho răng nhạy cảm, khi đánh răng nên đánh từ từ, nhẹ nhàng, hạn chế chạm vào vết nhiệt miệng ở nướu gây đau đớn, vết loét nặng hơn.

Trong trường hợp quá 2 tuần từ khi xuất hiện vết nhiệt miệng ở nướu mà vẫn chưa khỏi, tình trạng đau rát ngày một tăng lên,... bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám sức khỏe cẩn thận, điều trị đúng phương pháp. Bên cạnh đó, những người đang bị bệnh tiểu đường cần chú ý khi dùng thuốc kháng viêm vì có thể làm cho lượng đường trong máu tăng đột ngột. Tốt nhất hãy trao đổi tình trạng sức khỏe của bản thân với bác sĩ điều trị.

Bị nhiệt miệng ở nướu nên ăn gì mau khỏi?

Dưới đây là những thực phẩm mà bạn cần bổ sung để nhiệt miệng ở nướu mau khỏi:

  • Canh rau ngót: Món ăn này không chỉ kích thích sự ngon miệng mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, canh rau ngót còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi nhiệt miệng như vitamin C, chất cơ, canxi, kẽm, sắt, photpho,…
  • Canh khổ qua: Khổ qua có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể hiệu quả. Khi được nấu chín nhừ, món canh này cũng thích hợp dùng trong lúc vết loét ở nướu bị đau.
  • Cháo cá lóc: Các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo luôn được ưu tiên khi vết loét miệng ở lưỡi bị sưng tấy, đau nhức. Món cháo cá lóc không những thơm ngon mà còn bổ dưỡng, thích hợp để bồi bổ cơ thể.
  • Sữa chua: Thành phần Lactobacillus acidophilus có trong sữa cho có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, giúp làm cảm giác đau rát do nhiệt miệng gây ra.
  • Rau củ quả: Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng cho cơ thể, qua đó làm giảm tổn thương ở niêm mạc, giúp các vết loét ở nướu nhanh chóng lành lại.

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhiệt miệng ở nướu mà nha khoa ST Dentist đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn nắm được nhiều kiến thức bổ ích. Bạn cần chú ý rằng tình trạng loét miệng nếu không được chữa trị phù hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, vì vậy đừng quên tạo cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh và đi khám kịp thời khi có dấu hiệu bất thường để bảo vệ sức khỏe nhé.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền