Nhiệt Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Ba, 18 Tháng Ba 2025

Nhiệt lưỡi là tình trạng khá phổ biến, hầu hết là lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này lại khiến người bệnh bị đau rát, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị nhiệt lưỡi hiệu quả trong bài viết dưới đây nha.

nhiet-luoi-la-gi-1

 

Nhiệt lưỡi là gì? 

Nhiệt lưỡi hay còn gọi là nhiệt miệng ở lưỡi, là vết loét xuất hiện trên lưỡi. Vết loét thường có hình tròn, nhỏ hơn 10mm, có màu trắng hoặc vàng, viền màu đỏ. 

Vết loét xuất hiện trên lưỡi thường rất đau và gây khó nói, khó ăn uống. 

Nguyên nhân gây nhiệt lưỡi

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt lưỡi, và đôi khi nguyên nhân không xác định được. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân khiến bạn dễ bị nhiệt lưỡi sau đây:

  • Chấn thương: Các chấn thương nhỏ trong miệng do đánh răng quá mạnh, cắn vào lưỡi hoặc do thức ăn cứng, sắc nhọn có thể tạo điều kiện cho nhiệt miệng phát triển. Dưới tác động của nước bọt và vi khuẩn trong khoang miệng, vết thương có thể bị lở và hình thành vết viêm ở niêm mạc lưỡi.
  • Căng thẳng: Stress, căng thẳng kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ bị nhiệt lưỡi.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu vitamin B12, B6, sắt, kẽm hoặc axit folic cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt lưỡi.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt lưỡi ở phụ nữ.
  • Tói quen ăn uống không lành mạnh: Một số loại thực phẩm như đồ chua, cay, nóng hoặc các chất kích thích như cà phê, rượu bia có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và dẫn đến nhiệt lưỡi.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch dễ bị nhiệt lưỡi hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Bệnh nhân đang điều trị xạ trị hoặc đang sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, điều trị ung thư,… trong thời gian dài có thể gây tình trạng nhiệt lưỡi.

nhiet-luoi-la-gi-2

Nhiệt lưỡi có nguy hiểm không?

Nhiệt lưỡi là hiện tượng bình thường và phần lớn sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần xuất hiện. Sau đó, vết nhiệt có thể xuất hiện trở lại nhưng ở những vị trí khác nhau. Nếu thường xuyên rơi vào trường hợp này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi nhiệt lưỡi không gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Bạn chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng đúng cách, xây dựng chế độ ăn hợp lý sẽ giúp đẩy lùi tình trạng này nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu nhiệt lưỡi xuất hiện kéo dài trên 2 tuần hoặc vết loét thường xuyên tái lại ở cùng một vị trí. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra bởi đây có thể là lời cảnh báo của bệnh ung thư lưỡi. Sau khi thăm khám, nếu thấy nghi ngờ các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện sinh thiết tế bào ở khu vực vết loét nhằm sớm phát hiện ra ung thư và có phương hướng điều trị phù hợp.

Cách chữa nhiệt lưỡi an toàn, hiệu quả

Để giảm bớt cảm giác đau đớn khi bị nhiệt lưỡi, bạn có thể áp dụng các cách điều trị dưới đây:

Dùng thuốc điều trị

Các loại thuốc kháng viêm tại chỗ như Fluocinonide, Beclomethasone hoặc Hydrocortisone hemisuccinate sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, giúp vết loét nhanh lành hơn và giảm tỷ lệ tái phát.

Thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân cũng có thể được sử dụng, chẳng hạn như Tetracyclin và Minocyclin để giúp giảm đau và giảm thời gian loét. Vì có giả thuyết cho rằng, nguyên nhân gây nhiệt ở lưỡi có thể là do một số tác nhân lây nhiễm chưa được phát hiện.

Dùng gel điều trị

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều loại gel bôi tại chỗ có tác dụng giảm viêm, làm lành nhanh vết loét và giảm đau do nhiệt lưỡi gây ra. Tuy nhiên, vì sản phẩm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển men răng nên cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ em.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nhiệt lưỡi gây cảm giác đau đớn khiến nhiều người lười vệ sinh răng miệng hơn. Tuy nhiên, thời điểm này bạn cần đặc biệt chú ý đánh răng hàng ngày kết hợp với việc sử dụng nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, làm rút ngắn thời gian hồi phục vết loét ở lưỡi.

Súc miệng bằng nước muối

Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng có chứa Hydrogen peroxide, Chlorhexidine hoặc Dexamethasone để tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn một cách tốt nhất. Hơn nữa, nước muối còn làm vết loét nhanh khô, giảm sưng và giảm đau hiệu quả.

nhiet-luoi-la-gi-3

Bị nhiệt lưỡi nên và không nên ăn gì?

Nhiệt lưỡi gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày. Do đó, bạn nên chú trọng đến vấn đề ăn uống, chú ý đến những thực phẩm nên và không nên ăn.

Những thực phẩm nên ăn khi bị nhiệt lưỡi

Khi bị nhiệt lưỡi, bạn nên ăn những thực phẩm sau:

  • Sữa chua: Sữa chua có chứa lợi khuẩn Lactobacillus không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng. Do đó, bạn có thể ăn sữa chua hàng ngày để vết loét ở lưỡi mau lành.
  • Bột sắn dây: Bột sắn dây có tính mát, giúp làm dịu các cơn đau do nhiệt lưỡi gây ra. Đây cũng là sản phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Sử dụng bột sắn dây để trị nhiệt lưỡi là bài thuốc được ông bà ta áp dụng tư xưa và lưu truyền cho đến ngày nay.
  • Các loại đậu: Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen,... có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng của nhiệt lưỡi.
  • Các loại rau xanh: Rau xanh như rau ngót, rau má,... chứa rất nhiều vitamin giúp làm mát cơ thể, vết loét mau lành lại.

Những thực phẩm nên kiêng khi bị nhiệt lưỡi

Để vết loét ở lưỡi không lan rộng, bạn cần tránh các thực phẩm sau:

  • Thức ăn cay nóng: Các loại thức ăn cay nóng như ớt, tiêu,... có thể gây kích ứng niêm mạc lưỡi, từ đó khiết vết loét lan rộng hơn, sưng đau và lâu lành hơn.
  • Trái cây chứa nhiều axit: Axit trong các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, quýt,... có thể khiến vết loét sâu hơn, lâu lành hơn, thậm chí còn làm xuất hiện các vết loét mới.
  • Cafe: Trong cafe có chứa axit salicylic, có thể khiến các mô nhạy cảm trong miệng bị kích ứng, nhất là vùng lưỡi bị loét. Do đó, khi bị nhiệt ở lưỡi, bạn nên tránh xa cafe.

nhiet-luoi-la-gi-4

Phòng ngừa nhiệt lưỡi

Một số cách phòng ngừa bị nhiệt lưỡi tại nhà bao gồm:

  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt.
  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh các căng thẳng về cảm xúc. Thử các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền định.
  • Tránh chấn thương tại chỗ.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng có chứa chất gây dị ứng nếu đã biết.
  • Tránh các loại thực phẩm dị ứng khiến bạn bị nhiệt lưỡi.
  • Cân nhắc dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt, kẽm hoặc vitamin B1, B2, B6, B12 hoặc C nếu bạn đã được xác định thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất.
  • Những người được chẩn đoán mắc bệnh Celiac nên chọn chế độ ăn không có gluten.

Tóm lại, nhiệt lưỡi là chứng bệnh rất phổ biến. Các vết loét tuy lành tính nhưng thường tái phát, gây khó chịu cho người bệnh, cản trở sinh hoạt trong 1 - 3 tuần. Tùy vào tình trạng bệnh, bạn có thể áp dụng những cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả trong bài. Lưu ý, nếu bạn nhận thấy vết loét tiến triển, hãy thăm khám sớm để phòng ngừa biến chứng gây ảnh hưởng sức khỏe.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
4536
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode
123456