Ngứa Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Ba, 25 Tháng Ba 2025

Ngứa chân răng có thể gây ra không chỉ sự khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra ngứa chân răng, cách điều trị hiệu quả và các biện pháp phòng ngừa trong bài viết dưới đây.

ngua-chan-rang

Ngứa chân răng là bệnh gì?

Ngứa chân răng là tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở phần chân răng khi hoạt động hoặc đánh răng. Trong trường hợp nặng hơn, thời điểm sinh hoạt bình thường người bệnh cũng cảm thấy ngứa ngáy. Kèm theo ngứa chân răng, người bệnh cũng có thể bị ngứa nướu ở phần trên chân răng.

Triệu chứng ngứa chân răng

Triệu chứng phổ biến nhất của ngứa chân răng là cảm giác ngứa, kích thích hoặc khó chịu trong. Nó chỉ xảy ra ở một vùng hoặc vị trí nhất định, thường là quanh vùng chân răng và nướu bị tổn thương. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của ngứa chân răng:

  • Bạn có thể cảm thấy một cảm giác như muốn cào hoặc gãi vùng xung quanh răng, nướu.
  • Xuất hiện phản ứng nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn, nước lạnh hoặc các chất kích thích khác.
  • Ngứa chân răng có thể gây ra một cảm giác khó chịu và làm mất tập trung trong các hoạt động hàng ngày.
  • Nếu ngứa chân răng là triệu chứng của viêm nhiễm nướu, bạn có thể thấy sự sưng và đỏ ở vùng xung quanh.
  • Trong một số trường hợp, ngứa chân răng có thể gây ra cảm giác đau nhức nhẹ nhưng kéo dài liên tục.

Nguyên nhân gây ngứa chân răng

Tình trạng ngứa chân răng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà có thể làm mất tập trung trong việc đang làm. Do đó, nhiều người mong muốn điều trị triệt để càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để áp dụng các phương pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo nghiên cứu, ngứa chân răng xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau. Cụ thể:

Do viêm nướu

Đây là tình trạng mô mềm xung quanh nướu răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy sưng đỏ, đau nhức và ngứa ở khu vực chân răng. Nếu trường hợp này không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như tổn thương cấu trúc răng, viêm nha chu, thậm chí là mất răng,…

Một vài biểu hiện điển hình của tình trạng này là vùng nướu răng bị sưng và khá nhạy cảm, ngứa rát khó chịu, thường xuyên bị chảy máu nướu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa, khoang miệng có mùi hôi khó chịu,…

ngua-chan-rang-3

Do viêm loét nướu

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa chân răng là do viêm loét nướu. Viêm loét nướu răng là tình trạng khu vực này bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Khi nướu răng bắt đầu xuất hiện vết loét hoại tử sẽ gây ngứa rát khó chịu.

Trên thực tế, đây là biến chứng của viêm nướu răng khi không được điều trị kịp thời. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng như chân răng bị ngứa rát dai dẳng, các cơn đau ngày càng dữ dội hơn, giữa các kẽ răng sưng đỏ, thường xuyên chảy máu chân răng. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị sốt nhẹ và sưng hạch.

Do mảng bám

Tình trạng mảng bám tích tụ trên răng lâu ngày mà không được làm sạch cũng có thể gây kích ứng. Từ đó dẫn đến viêm nướu và gây ra hiện tượng ngứa chân răng. Nguy hiểm hơn, các mảng bám trên răng có thể bị vôi hóa theo thời gian và biến thành cao răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ, cũng như tấn công răng và mô nướu.

Nếu quan sát thấy răng miệng có các biểu hiện như răng ố vàng, xỉn màu, bề mặt răng sần sùi không mịn, thức ăn dễ bám lại trên răng hoặc hơi thở có mùi hôi khó chịu, bạn cần đến gặp bác sĩ để lấy cao răng ngay.

Do mọc răng khôn

Răng khôn đang trong quá trình mọc lên khỏi nướu cũng có thể gây cảm giác ngứa chân răng. Bởi khi đó, răng khôn trồi lên gây áp lực lên các răng và mô nướu xung quanh. Cũng có trường hợp mọc răng khôn dẫn đến viêm nhiễm và sưng tấy nướu răng tại vị trí này.

Vậy làm thế nào để xác định ngứa chân răng do mọc răng khôn? Một số triệu chứng của tình trạng này có thể kể đến là nướu sưng, ngứa, lợi trùm, viêm lợi, sưng má, không thể mở to miệng một cách dễ dàng,…

Do dị ứng

Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng ngứa chân răng cũng có thể xuất phát từ việc bị dị ứng. Bởi vì hệ thống miễn dịch trong cơ thể người bệnh phản ứng mạnh mẽ với các tác nhân có hại. Từ đó gây cảm giác ngứa ở vùng chân răng.  Một số chất có khả năng gây kích ứng là hạt phấn, mảng bám, hóa chất trong nước súc miệng hoặc kem đánh răng.

Ngoài việc vùng chân răng có cảm giác ngứa, bạn còn gặp phải một số triệu chứng khác khi bị dị ứng. Cụ thể là nướu răng sưng đỏ, răng bị ê buốt, đau nhức,…

Tổn thương nướu

Khi nướu bị tổn thương, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, ngứa rát. Tổn thương nướu thường xảy ra do va chạm, tai nạn, thói quen dùng tăm xỉa răng, nghiến răng khi ngủ,…Ngoài ra, nướu cũng dễ bị tổn thương khi chải răng quá mạnh, ăn thực phẩm dai cứng, sử dụng răng để cắn mở đồ vật,…

ngua-chan-rang-2

Do khô miệng

Ngứa chân răng cũng có thể do khô miệng. Cụ thể hơn, khi khoang miệng không đủ ẩm, vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi và phát triển. Từ đó, tấn công răng lợi và gây nên tình trạng ngứa ngáy và nóng rát.

Nguyên nhân của tình trạng khô miệng thường là không uống đủ nước, ăn quá nhiều thức ăn nóng, hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.

Cách trị ngứa chân răng tại nhà

Bạn có thể áp dụng những cách trị ngứa chân răng tại nhà, bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày, dùng thêm nước súc miệng sát khuẩn không chứa cồn để quy trình vệ sinh răng miệng toàn diện hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Bạn hãy hòa 1 muỗng cà phê muối vào khoảng 250ml nước ấm để súc miệng tại nhà giúp giảm kích ứng và ngứa chân răng rất tốt.
  • Ngậm đá: Bạn có thể ngậm đá viên để làm có thể mát nướu và chấm dứt các cơn ngứa nướu răng, giúp miệng bớt khô hơn. Tuy nhiên không nên áp dụng khi bạn đang bị ê buốt răng, đau răng hay đang trong quá trình trồng răng sứ, bọc răng sứ.
  • Thay đổi lối sống: Bạn cũng cần bỏ thuốc lá và cả thuốc lá điện tử, hạn chế thức ăn quá cay, có tính axit, nhiều tinh bột hay nhiều đường vì đây là các nguyên nhân ngứa chân răng, gây kích ứng nướu răng.

Ngứa chân răng nên làm gì?

Nếu tình trạng ngứa nướu răng không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác. Tùy vào tình trạng cụ thể, nha sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

  • Dùng thuốc kháng histamin: Trong trường hợp ngứa chân răng do dị ứng, nha sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamin để kiểm soát và giảm bớt triệu chứng khó chịu.
  • Sử dụng máng bảo vệ răng: Loại máng này giúp ngăn chặn tổn thương răng do tác động khi chơi thể thao hoặc thói quen nghiến răng trong lúc ngủ.
  • Lấy cao răng: Nếu ngứa nướu răng xuất phát từ cao răng, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ ở chân răng  bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
  • Nạo túi nha chu: Nếu viêm nướu tiến triển thành viêm nha chu, bác sĩ có thể chỉ định nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng, sau đó thực hiện ghép vạt lợi để cải thiện tình trạng.

ngua-chan-rang-1

Cách phòng ngừa tình trạng ngứa chân răng hiệu quả

Để tránh tình trạng ngứa nướu răng khó chịu, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng để tránh mắc bệnh nha chu. Dưới đây là một số lời khuyên để phòng tránh ngứa nướu chân răng:

  • Đi khám răng thường xuyên: Bạn nên đến nha sĩ 2 lần mỗi năm để làm sạch các mảng bám trên răng. Việc kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh răng miệng cũng sẽ giúp bạn phòng ngừa kịp thời.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần mỗi ngày và súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết thức ăn thừa trong miệng.
  • Hạn chế thực phẩm gây kích ứng nướu: Nướu sẽ dễ bị kích ứng hơn nếu bạn ăn những thực phẩm có tính axit, tinh bột và đường. Hãy chú ý xem mình có bị ngứa nướu răng sau khi ăn những món này không để cắt giảm hợp lý.

Dù tình trạng ngứa nướu răng khá khó chịu, tuy nhiên, bạn có thể cải thiện và phòng ngừa sớm bằng cách giữ vệ sinh răng miệng tốt và tập bỏ dần những thói quen xấu. Điều này rất quan trọng bởi sức khỏe răng miệng phụ thuộc rất nhiều vào từng thói quen nhỏ mỗi ngày của bạn.

Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tình trạng bị ngứa chân răng. Tình trạng này có thể được cải thiện và ngăn chặn sớm thông qua việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt và loại bỏ các thói quen xấu. Tuy nhiên nếu tình trạng ngứa ở chân răng khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau đớn thì hãy đến ngay nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền