Ngủ Dậy Đắng Miếng Là Bệnh Gì【BS.Giải Đáp】
Mỗi buổi sáng, cảm giác đắng miệng có thể làm bạn không thoải mái và đặt ra câu hỏi: "Ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì?". Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết này.
Đắng miệng là gì?
Đắng miệng là hiện thương thay đổi vị giác, cảm nhận có vị đắng trong trong khoang miệng. Thông thường, đây là phản ứng bình thường khi ăn đồ ăn có vị chua cay hay vị đắng. Tuy nhiên nếu loại trừ nguyên nhân do thực phẩm và tình trạng này kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Miệng đắng khi ngủ dậy có thể đi kèm theo tình trạng như:
- Cảm giác đắng ở cổ họng.
- Cảm giác chán ăn.
- Miệng có mùi hôi, nhạt miệng.
- Cơ thể mệt mỏi.
Thậm chí nhiều trường hợp người bệnh không thể nếm được các mùi vị khác, kể cả đánh răng rồi vẫn thấy miệng hơi đắng.
Ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
“Ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì và có nguy hiểm không?” là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc khi cảm nhận vị đắng trong vùng miệng vào sáng sớm thức dậy. Nếu tính trạng này kéo dài và thường xuyên xảy ra thì rất có thể cơ thể bạn đang đưa ra các dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lý sau:
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp khi cơ vòng ở đỉnh dạ dày bị suy yếu, làm acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như khó chịu, bỏng rát bụng, đắng miệng, hơi thở có mùi,…
Tổn thương dây thần kinh
Tương tự như các cơ quan khác trong cơ thể, vị giác cũng được liên kết với các dây thần kinh của não. Khi dây thần kinh tổn thương có thể làm vị giác thay đổi, gây đắng miệng. Tổn thương thần kinh có thể là do động kinh, đa xơ cứng, mất trí nhớ,…
Trào ngược dịch mật
Dịch mật được sản xuất bởi gan và túi mật, giúp tiêu hóa lipid và loại bỏ tế bào hồng cầu đã chết. Nếu vách ngăn giữa dạ dày và ruột non bị tổn thương sẽ làm dịch mật trào ngược lên dạ dày và thực quản. Khi tác dụng với acid sẽ làm cho miệng có vị đắng, kèm theo một số triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, ho khan, nôn ra chất lỏng xanh vàng,…
Suy giảm chức năng gan
Một số bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… có thể làm quá trình chuyển hóa dịch mật bị gián đoạn. Lượng dịch mật tiết ra không đủ sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác khó tiêu và đắng miệng.
Rối loạn tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng có thể gây đắng miệng. Một số người còn có cảm giác miệng như có vị kim loại, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Nhiễm trùng
Các bệnh lý như nhiễm trùng, rối loạn hệ miễn dịch hay các căn bệnh mãn tính sẽ làm cơ thể sản sinh ra nhiều protein TNF khiến miệng bị đắng. Lưỡi sẽ cảm nhận loại protein này rõ ràng hơn não khiến miệng bị đắng nhiều hơn.
Nấm miệng
Khi bị nhiễm trùng nấm men, bạn sẽ thấy xuất hiện các vết, đốm trắng trên lưỡi, khoang miệng, cổ họng, đi kèm theo đó làm cảm giác đắng trong miệng.
Bị khô miệng
Bệnh nhân bị khô miệng do tuyến nước bọt không làm việc khiến cho miệng bị khô, vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn cũng gây hiện tượng đắng miệng. Nhiều trường hợp bị tiêu chảy, nôn nhiều cũng sẽ bị đắng miệng.
Do đang mang thai
Các chị em mang bầu đôi khi cũng cảm thấy bị đắng miệng. Đây là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến vị giác. Thai phụ cũng có thể cảm thấy miệng có vị đắng, vị kim loại hay mùi tanh. Tuy nhiên những tình trạng đắng miệng khi mang thai này đa số sẽ biến mất sau khi sinh.
Cách xử lý khi miệng bị đắng sau khi ngủ dậy
Cảm giác ngủ dậy đắng miệng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số cách xử lý mà bạn có thể tham khảo.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách như: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng miệng toàn diện.
Bên cạnh đó, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ cạo vôi răng và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng nếu có. Khoang miệng luôn sạch sẽ sẽ loại bỏ được vị đắng trong miệng.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Để khắc phục tình trạng ngủ dậy đắng miệng, bạn nên tiêu thụ ít các loại thức ăn, nước uống có mùi nặng và dễ bị lưu lại trong miệng như hành, tỏi, cà ri, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, rượu, cà phê…
Ngoài ra, bạn cũng nên loại bỏ các thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia. Bởi những chất có trong đó không chỉ khiến miệng bị khô, đắng miệng, hơi thở có mùi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh để tốt cho sức khỏe răng miệng, nhất là những trường hợp bị đắng miệng do rối loạn nội tiết tố, stress. Những thói quen tốt mà bạn nên thực hiện đó là ngủ sớm, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, thư giãn tâm trí…
Uống nhiều nước
Khô miệng do tuyến nước bọt hoạt động kém cũng là nguyên nhân khiến miệng bị đắng. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng tiết nước bọt, đảm bảo độ ẩm cho khoang miệng, giảm khô miệng, đắng miệng.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa tình trạng này, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt hơn.