Nghiến Răng Khi Ngủ Là Thiếu Chất Gì【BS.Giải Đáp】
Nghiến răng khi ngủ là tật xấu mà nhiều trẻ nhỏ và người lớn gặp phải, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hàm răng của người bệnh mà còn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bên cạnh. Vậy nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì và có cách nào phòng tránh hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.
Nghiến răng khi ngủ là bệnh gì?
Chứng nghiến răng khi ngủ (bruxism) là tình trạng cắn chặt răng quá mức ở cả người lớn và trẻ em xảy ra trong ngày hoặc ban đêm khi ngủ. Ngủ nghiến răng không chỉ gây phiền toái cho người ngủ cạnh bạn mà còn có thể gây tổn thương cho răng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài.
Một số biến chứng của tình trạng nghiến răng kéo dài có thể thấy rõ như lớp men răng mòn dần, đau mặt, sưng mặt,... Những triệu chứng này có thể dẫn đến tình trạng răng ê buốt, cũng như các vấn đề về răng miệng nghiêm trọng hơn.
Nghiến răng khi ngủ thiếu chất gì?
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, những trường hợp kén ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng có liên quan đến tình trạng nghiến răng khi ngủ. Nguyên nhân là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của răng miệng.
- Trong đó, phải kể đến đầu tiên là canxi. Đây là thành phần quan trọng cấu tạo nên hệ xương và răng. Đồng thời còn tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh. Việc thiết hụt canxi sẽ khiến cơ thể đối mặt với tình trạng còi xương, chậm lớn và chất lượng răng kém.
- Đặc biệt, để duy trì nồng độ canxi trong máu, hỗ trợ quá trình co bóp của tim mạch diễn ra thuận lợi, cơ thể sẽ phải huy động canxi từ xương và răng, điều này không chỉ gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng canxi ở răng mà còn khiến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng. Từ đó dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ.
- Trường hợp thiếu canxi, bạn có thể bổ sung thông qua một số thực phẩm như phô mai, sữa, các loại đậu, hạnh nhân, cải xoăn, rau màu xanh đậm, hải sản,…
- Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin D cũng là nguyên nhân gây nghiến răng. Bởi vì vitamin D là chất xúc tác giúp cơ thể vận chuyển canxi vào xương và răng. Để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, ngoài tắm nắng vào sáng sớm bạn có thể bổ sung thực đơn dinh dưỡng hằng ngày bằng các loại thực phẩm như cá hồi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, rau xanh,…
Rau màu xanh đậm và các loại hạt rất giàu canxi
Các nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng nghiến răng
Ngoài lý do thiếu chất dẫn tới tình trạng nghiến răng khi ngủ thì còn có một vài nguyên nhân nữa gây ra hiện tượng này đó là:
- Xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống mà không thể giải tỏa được.
- Tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng tới việc nghiến răng khi ngủ.
- Stress, lo âu quá mức cũng sẽ gây ra tình trạng nghiến răng và một số vấn đề không mong muốn khác.
- Một số trường hợp còn liên quan tới yếu tố di truyền, khiến nhiều người mắc phải tình trạng nghiến răng.
Khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng mức độ thường nhẹ không cần điều trị, tuy nhiên phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc trong các trường hợp nặng và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều trị nghiến răng với mục tiêu là giảm đau, giảm ảnh hưởng đến răng, phục hình, khớp thái dương hàm và hạn chế nghiến răng tiếp diễn:
Điều trị kiểm soát stress
Nghiến răng do căng thẳng cần áp dụng các phương pháp giúp giảm căng thẳng như thay đổi môi trường, thường xuyên tập thể dục, thư giãn, điều trị các rối loạn về giấc ngủ, đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bệnh nhân nên thử nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp thư giãn và giảm nguy cơ nghiến răng khi ngủ.
Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm
Điều chỉnh các thói quen vận động hàm thường mất nhiều thời gian và cần đến sự hỗ trợ của nha sĩ và các chuyên gia tâm lý.
Sử dụng thuốc
- Thuốc không thực sự hiệu quả trong điều trị tật nghiến mà chỉ làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng. Một số thuốc được sử dụng là thuốc giãn cơ, giảm đau...
- Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo lắng trong thời gian ngắn giúp kiểm soát stress hoặc các vấn đề cảm xúc - nguyên nhân gây chứng nghiến răng khi ngủ.
- Tiêm Botox - một dạng độc tố của botulinum giúp người mắc chứng nghiến răng khi ngủ nghiêm trọng và không đáp ứng với phương pháp điều trị khác.
Can thiệp nha khoa
Can thiệp điều trị nha khoa giúp bảo vệ răng tránh được tác hại của việc nghiến răng khi ngủ, tuy nhiên không chắc chắn sẽ điều trị dứt điểm được tật nghiến răng. Một trong những cách can thiệp phổ biến là sử dụng máng chống nghiến giúp bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn.
Một số loại máng còn có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, có thể giúp hạn chế nghiến răng. Dụng cụ bảo vệ hàm này có thể được làm bằng vật liệu mềm hoặc acrylic cứng, phù hợp với hàm trên và dưới của mỗi người.
Điều chỉnh khớp cắn về vị trí để làm giảm các tác động quá mức đến cơ nhai cũng như răng. Nếu mòn răng nhiều, răng nhạy cảm thì bệnh nhân cần phải phục hồi lại hình thể răng để khôi phục sự tương quan răng giữa hai hàm, khớp cắn khớp với nhau.
Nghiến răng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dai dẳng và có thể gây ra những tác hại nặng nề đối với răng miệng. Điều trị nghiến răng đòi hỏi sự kiên trì và sự phối hợp của bệnh nhân.
Đeo máng chống nghiến răng khi ngủ
Lời khuyên bác sĩ đưa ra cho những bệnh nhân có tật nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ là một biểu hiện vô thức, người bệnh hầu như không nhận biết được nếu không được những người xung quanh nói lại. Hoặc có cảm giác đau nhức hàm mỗi khi ngủ dậy do ma sát quá mạnh ở hai hàm trên và dưới. Dù biết tật nghiến răng xuất hiện do nguyên nhân thiếu chất đi nữa bạn vẫn phải tới nha khoa để làm một số xét nghiệm liên quan, từ đó mới đưa ra kết luận chuẩn xác và tìm hướng giải quyết hiệu quả. Nhiều người cho biết rằng họ có thể tự khắc phục tình trạng này nhờ vào việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống.
Hãy cùng tham khảo những lời khuyên được bác sĩ đưa ra dành cho người có tật nghiến răng khi ngủ:
- Dành nhiều thời gian hơn cho những môn thể thao thư giãn đầu óc. Đặc biệt những ai đang bị stress vì công việc cần nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh trường hợp áp lực đè nặng. Bạn tự quản lý cảm xúc của bản thân, cân bằng cuộc sống bằng việc vui chơi giải trí. Hoặc đến gặp bác sĩ nếu như gặp phải vấn đề rối loạn lo âu, có những dấu hiệu của trầm cảm, gây mất ngủ trong thời gian dài hoặc nghiến răng trong vô thức ngày càng nặng thêm.
- Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều người nghiến răng. Vậy nên thay vì lạm dụng thuốc, bạn hãy tập cho bản thân thói quen tốt như đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày, sử dụng chăn đệm êm ái và phòng ngủ trang trí đẹp mắt, gọn gàng, sạch sẽ.
- Đeo máng nghiến răng đúng cách, thường xuyên khi ngủ để bảo vệ hàm răng khỏi các tác động quá mạnh từ việc cọ xát hai hàm răng.
- Những người có tật nghiến răng khi ngủ cũng cần loại bỏ thói quen dùng chất kích thích như cà phê đậm đặc, thuốc lá, bia rượu,... Bởi những chất này làm cho nhịp tim đập nhanh, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, khó vào giấc ngủ, khi ngủ có hiện tượng nghiến răng.
- Đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ hằng năm. Chia sẻ cụ thể với bác sĩ về những triệu chứng mà bản thân gặp phải như tật nghiến răng. Người có chuyên môn sẽ yêu cầu bạn làm một vài xét nghiệm và kết luận lý do bạn bị nghiến răng. Nếu tật nghiến răng xảy ra do thiếu chất thì bác sĩ sẽ tư vấn để bạn bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn làm rõ được vấn đề nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì, từ đó có biện pháp phòng ngừa và khắc phục phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0898.909.333 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa ST Dentist để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.