Nấm Miệng: Nhận Biết Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Nấm miệng hay tưa miệng là tình trạng người bệnh xuất hiện các vết sừng trắng hoặc vàng trong khoang miệng do vi khuẩn gây nên. Tuy không có nhiều nguy hiểm, nhưng bệnh này khiến mọi người gặp nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân gây nấm miệng, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả bạn nhé!
Nấm miệng là gì?
Nấm miệng hay nấm Candida miệng, tưa lưỡi hoặc nấm lưỡi là bệnh lý do vi nấm men Candida albicans phát triển quá mức ở miệng. Nấm Candida miệng gây ra các tổn thương màu trắng kem, trên bề mặt lưỡi, nướu, nội mô miệng và họng.
Một số thể bệnh nấm Candida miệng, lưỡi nặng có thể lan sâu xuống hệ tiêu hóa như: Hạ họng, ruột, thực quản, gan, phổi,,... gây nên tình trạng nhiễm đa phủ tạng. Các biến chứng nghiêm trọng của nấm miệng thường xảy ra ở bệnh nhân HIV, suy thận, tiểu đường, ung thư,...
Nấm Candida miệng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ sơ sinh, trẻ em và người cao tuổi. Bệnh dễ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh mạn tính, người có sức đề kháng yếu hoặc người dùng thuốc kháng sinh dài ngày,...
Triệu chứng nấm miệng
Ban đầu có thể không nhận thấy các triệu chứng của nấm miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, má trong và đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và viêm amidan.
- Các tổn thương hơi gồ lên với vẻ ngoài giống như pho mát.
- Mẩn đỏ, bỏng rát hoặc đau nhức có thể nghiêm trọng đến mức gây khó ăn hoặc khó nuốt.
- Chảy máu nhẹ nếu tổn thương bị cọ xát hoặc xây xát.
- Nứt và đỏ ở khóe miệng.
- Cảm giác như có bông trong miệng.
- Mất vị giác.
- Đỏ, kích ứng và đau dưới răng giả (viêm miệng răng giả).
Trong những trường hợp nghiêm trọng, thường liên quan đến ung thư hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV/AIDS, các tổn thương có thể lan xuống thực quản - một ống gây viêm thực quản do nấm Candida. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân có thể bị khó nuốt và đau hoặc cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
Nấm miệng có nguy hiểm không?
Nấm miệng được coi là một tình trạng lành tính ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nó có thể gây ra vấn đề đối với những người có khả năng miễn dịch suy giảm, như sau khi điều trị ung thư hoặc mắc HIV/AIDS.
Khi đó, nấm Candida có thể lây lan đến Amidan hoặc xuống họng, khiến người bệnh ăn uống khó khăn. Nếu không sớm điều trị, nấm miệng có thể lây lan đến thực quản hoặc các bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.
Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển nghiêm trọng và mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây nấm miệng
Nấm miệng và nhiễm trùng nấm men khác là do nấm Candida albicans (C. albicans) phát triển quá mức trong khoang miệng. Khi cơ thể của bạn có hệ thống miễn dịch hoạt động tốt thì sẽ sản sinh ra các vi khuẩn có lợi kiểm soát vi khuẩn C. albicans. Nhưng ngược lại nếu hệ miễn dịch của bạn suy yếu, mất cân bằng các vi sinh vật trong cơ thể, thì tạo cơ hội cho nấm phát triển mạnh mẽ.
-
Bạn đang dùng các loại thuốc kháng sinh khiến số lượng vi sinh vật có lợi trong cơ thể bị giảm.
-
Bạn đang điều trị ung thư, hóa trị và xạ trị, cũng là nguyên nhân làm hỏng hoặc tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh.
-
Bạn đang mắc phải các bệnh bạch cầu và HIV, bệnh lý tiểu đường.
-
Bạn bị thiếu máu,hút thuốc lá, uống rượu bia,....
Nấm miệng có lây không?
Nấm miệng có thể lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp, ví dụ như hôn môi. Ngoài ra, nó cũng làm nhiễm trùng nấm men ở các bộ phận khác trên cơ thể. Do đó, con đường lây lan nấm cũng rất đa dạng. Phụ nữ đang cho con bú khi bị nhiễm trùng nấm men vú sẽ truyền nấm sang trong con. Ngược lại, trẻ bị nấm Candida cũng có thể truyền sang người mẹ khi bú sữa.
Ngoài ra, nấm Candida cũng phổ biến trong môi trường. Vì vậy, nếu miệng bị nấm thì không nhất thiết là do lây truyền từ người khác.
Phương pháp điều trị nấm miệng
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ nấm miệng cần sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng như thế nào. Thông qua đó sẽ có giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Thông thường, việc điều trị nấm miệng sẽ tập trung giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh và xử lý dứt điểm nguyên nhân lây nhiễm và tái phát bệnh.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dạng uống hoặc gel bôi để loại bỏ các mảng trắng, vết viêm loét trong khoang miệng hiệu quả.
Quá trình sử dụng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng thời gian, liều lượng. Không được tự ý mua thuốc về dùng hay tăng giảm liều lượng thuốc vì rất dễ gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Kiểm soát tốt các vấn đề bệnh lý ở cơ thể gây suy giảm miễn dịch để nấm miệng nhanh thuyên giảm và tránh tái phát.
Các bệnh lý răng miệng cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị bằng các biện pháp chuyên dụng. Tránh để lâu không chỉ làm tình trạng nấm miệng thêm trầm trọng mà khả năng biến chứng có thể gây hại cho răng miệng, thậm chí mất răng vĩnh viễn.
Cách để ngăn ngừa nấm miệng quay trở lại
Sử dụng các phương pháp chữa nấm miệng bằng dân gian có thể khiến tình trạng này giảm thiểu và khỏi hẳn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biểu hiện của bệnh có thế xuất hiện trẻ lại. Để ngăn ngừa tái phát, mọi người nên áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng tránh như:
- Mỗi ngày 2 lần, sử dụng kem đánh răng có chứa flour để làm sạch kĩ càng, không bỏ sót ngóc ngách nào trong khoang miệng.
- Dừng hút thuốc lá.
- Nếu bạn dùng răng giả, hãy bỏ chúng ra trong lúc ngủ và nhớ vệ sinh thật sạch sẽ.
- Điều trị tốt các bệnh nền gây nên sự suy yếu của hệ miễn dịch như: đường huyết, súc miệng thật sạch sau khi sử dụng bình xịt điều trị hen hoặc COPD,…
Bên cạnh đó, đối với những trẻ nhỏ bị nấm miệng đang bú mẹ, phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho con và núm vú. Một vài các lưu ý được các bác sĩ khuyến nghị như:
- Giữ vệ sinh miệng cho bé thật sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra và rơ lưỡi cho bé.
- Vệ sinh núm vú của mẹ và núm vú bình thường xuyên trước và sau khi cho trẻ bú.
- Cần điều trị phối hợp nếu mẹ bị nhiễm nấm để tránh lây lan cho bé.
Hy vọng qua bài viết trên đây mọi người đã biết được nấm miệng là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ hotline 0898.909.333 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.