Mất Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Hai, 17 Tháng Ba 2025

Mất răng là tình trạng khá phổ biến, không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý cho người bệnh. Vậy nguyên nhân mất răng là gì? Hậu quả của tình trạng này và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.

mat-rang-la-gi

Mất răng là gì?

Mất răng là tình trạng một/nhiều răng không còn tồn tại trên cung hàm, làm xuất hiện khoảng trống giữa các răng. Rụng răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ bệnh lý răng miệng cho đến chấn thương. Trong một số trường hợp, răng có thể bị mất toàn bộ hoặc chỉ còn lại phần chân răng.

Nguyên nhân mất răng

Người lớn mất răng vĩnh viễn vì nhiều lý do khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này là:

Bệnh nướu

Viêm nha chu là một trong nhiều nguyên nhân gây mất răng. Thuốc điều trị viêm nha chu gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau,...Mảng bám lâu ngày có thể cứng lại quanh nướu hình thành cao răng. Vì mảng bám và cao răng chứa đầy vi khuẩn nên chúng có thể gây viêm nướu.

Sâu răng

Một nguyên nhân phổ biến khác gây mất răng là sâu răng. Sâu răng phát triển khi vi khuẩn mắc kẹt trong mảng bám quanh chân răng và gây mòn men răng. Sâu răng từ nhẹ được điều trị bằng trám răng để khôi phục độ bền,sự toàn vẹn của răng. Nếu không trám răng sớm, răng bị phá hủy nhiều hơn và nhiễm trùng sâu hơn gây viêm tủy răng và vỡ răng

Chấn thương miệng

Chấn thương như tai nạn, vấp ngã, trong thể thao (đấm bốc) mà không có dụng cụ bảo vệ miệng, thói quen nghiến răng hoặc nhai đá,...có thể gây mất răng.

Bệnh mạn tính

Một số bệnh mãn tính có liên quan đến tình trạng sức khỏe răng miệng kém. Bệnh tiểu đường không kiểm soát được, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp và bệnh về xương có thể là những yếu tố chính dẫn đến mất răng khi chúng gây ra hoặc đẩy nhanh bệnh nướu răng.

Lối sống

Khi bạn không cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho răng và nướu như canxi và vitamin D, vitamin C,... răng kém chắc khỏe và dễ tổn thương. Hút thuốc lá, dùng răng các vật cứng cũng làm tăng nguy cơ mất răng.

mat-rang-la-gi-1

Phân loại mất răng

Có 2 dạng mất răng phổ biến là:

Mất răng từng phần (bán phần)

Là tình trạng thiếu 1 hoặc nhiều răng trên 1 hoặc cả 2 cung hàm. Theo phân loại Kennedy (một nghiên cứu về mất răng được thực hiện vào năm 1925 bởi Dr. Edward), tình trạng mất răng từng phần được chia làm 6 loại chính. 

Phân loại này giúp người bệnh dễ hình dung về các kiểu thiếu răng ở cung hàm:

  • Loại I: Mất cả 2 bên, khoảng trống nằm sau các răng còn lại.
  • Loại II: Mất 1 bên, khoảng trống nằm sau các răng còn lại.
  • Loại III: Mất 1 bên, răng vẫn còn ở trước và sau khoảng trống.
  • Loại IV: Khoảng trống ở cả 2 bên đường giữa hàm và phía trước các răng còn lại, không có răng còn lại nằm trong khoảng trống.
  • Loại V: Mất ở 1 bên, vẫn còn răng sau và trước gần khoảng trống. Các răng gần khoảng trống không thể hỗ trợ cho việc phục hình.
  • Loại VI: Mất ở 1 bên, vẫn còn răng sau và trước gần khoảng trống. Các răng gần khoảng trống không thể hỗ trợ cho việc phục hình.

Ngoài ra, mất răng từng phần theo phân loại Kourliandsky còn được chia thành 3 dạng như sau:

  • Loại I: Còn tối thiểu 3 điểm chạm
  • Loại II: Còn 2 điểm chạm
  • Loại III: Không có điểm chạm

Cách phân loại này giúp bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu răng. Từ đó chỉ định phương pháp phục hình phù hợp cho từng tình trạng.

Mất răng toàn bộ (toàn hàm)

Là tình trạng mất toàn bộ răng trên 1 hoặc cả 2 cung hàm. Khi mất toàn bộ răng, các răng vĩnh viễn không thể mọc lại. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng.

mat-rang-la-gi-3

Hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng

Mất răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

Suy giảm chức năng ăn nhai

Ăn nhai được xem là tuyến đầu của hệ tiêu hóa. khi bệnh nhân gặp phải tình trạng này thòi hầu hết việc ăn uống trở nên rất khó khăn hơn do các khoảng trống từ việc mất răng gây ra. Đặc biệt Thức ăn không được nghiền nát khi ăn vào cơ thể dễ gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm đường ruột …..

Gây tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm có thể gặp khi mất răng sau một thời giam. Tiêu xương hàm là một tình trạng rất nguy hiểm Vì lúc này không còn lực tác động từ việc ăn nhai lên xương hàm, khiến mật độ xương giảm dần và bị tiêu biến. về lâu dài, tiêu xương hàm ảnh hưởng đến khuôn mặt và gây khó khăn cho việc phục hình răng sau này.

Gây lão hóa sớm

Mất răng dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến độ trẻ hóa của gương mặt. Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng, hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.

Xáo trộn khớp cắn

Khi mất răng, các răng xung quanh có xu hướng đổ về khoảng mất răng, răng nghiêng – lệch, răng đối diện vùng mất răng có thể trồi, thòng xuống quá mức. Khi đó lực ăn nhai không được truyền theo đúng trục thẳng đứng của răng, làm các răng đó trở nên yếu, răng lung lay dẫn đến mất răng.

Mất răng gây mất thẩm mỹ, tự ti trong giao tiếp

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” vì thế để tự tin và duy trì cho một nụ cười rất quan trọng. Những người mất răng, đặc biệt là răng cửa sẽ khiến bệnh nhân trở nên ngại ngùng thiếu tự tin trong giao tiếp. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc và công việc hằng ngày.

Ngoài ra các biến chứng đau đầu, đau thái dương do mất răng cũng ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề, thậm chí là trầm cảm.

mat-rang-la-gi-2

Mất răng nên làm gì?

Hiện nay, có 3 phương pháp giúp khôi phục lại răng mất được các nha khoa sử dụng phổ biến:

Hàm giả tháo lắp 

Hàm giả tháo lắp là một phương pháp phục hình răng xuất hiện sớm nhưng đến nay vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng, đặc biệt là những người cao tuổi. Nguyên do là có giá thành rẻ, phục hồi răng mất nhanh chóng và có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. 

Răng giả tháo lắp gồm 3 phần: Phần nướu giả và phần răng giả lắp phía trên, cùng với đó là phần móc nối để móc vào răng thật nhằm cố định hàm. Phương án này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Người mất răng vĩnh viễn sử dụng hàm giả tháo lắp sẽ cảm thấy lỏng lẻo khi ăn nhai, thường bị đau nướu và không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm. 

Cầu răng sứ 

Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng cố định và hiện đại hơn so với hàm giả tháo lắp. Bác sĩ sẽ mài nhỏ răng thật hai bên, sau đó gắn dãy cầu sứ lên trên thay cho răng đã mất. 

Cầu răng sứ có ưu điểm là không phải tháo ra lắp vào và duy trì được khả năng ăn nhai khá tốt. Tuy nhiên, về lâu dài thì hiện tượng tiêu xương vẫn diễn ra khiến cho vùng nướu bị hõm xuống, để lộ ra cầu răng giả. Đồng thời, các răng thật được mài có khả năng bị ê buốt kéo dài. 

Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant có thể nói là phương pháp hiện đại và tốt hiện nay. Với cấu trúc bao gồm mão sứ, khớp nối Abutment và trụ Implant được cấy chắc chắn vào xương hàm nên hoàn toàn có chức năng giống như một chiếc răng thật. 

Cấy ghép Implant mang đến nhiều lợi ích cho người dùng như không xảy ra tình trạng tiêu xương hàm - điều mà hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ vẫn chưa thể khắc phục được. Đồng thời, tuổi thọ của răng Implant cũng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt và đúng cách.

Biện pháp phòng ngừa mất răng

Việc duy trì sức khỏe răng miệng đúng cách là chìa khóa để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng mất răng. Dưới đây là những biện pháp dự phòng mà bạn có thể tham khảo:

  • Chăm sóc răng miệng hằng ngày: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn.
  • Hạn chế các thói quen xấu trong sinh hoạt như hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều loại thức uống có ga, café,…
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để tăng sức mạnh cho răng và xương.
  • Khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng. 

Mất răng là một trong những vấn đề sức khỏe cần quan tâm và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ khuôn mặt. Hãy đến gặp nha sĩ uy tín để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng. 

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền