Mài Răng Có Đau Không? Có Ảnh Hưởng Gì Không【Tìm Hiểu】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Tư, 08 Tháng Giêng 2025

Mài răng là một kỹ thuật được thực hiện phổ biến trong phục hình thẩm mỹ nha khoa như: bọc răng sứ , dán sứ veneer và làm cầu răng,…Do đó, nhiều người trước khi thực hiện có nỗi lo là mài răng có đau không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết để bạn hiểu rõ.

mai-rang-co-dau-khong

Mài răng là gì?

Mài răng là một quy trình nha khoa nhằm tạo hình lại răng, thường được thực hiện để chuẩn bị cho các phục hình răng như bọc răng sứ. Bằng cách loại bỏ một lớp men răng mỏng, bác sĩ sẽ tạo ra một bề mặt nhẵn và đều màu. Từ đó giúp cho mão sứ bám chắc và có tính thẩm mỹ cao.

Khi nào nên mài răng

Thao tác mài cùi răng sẽ được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau đây:

Bọc răng sứ thẩm mỹ

Đối với răng gặp nhiều vấn đề liên quan đến thẩm mỹ như: răng thưa, răng xô lệch, răng gãy, nứt, vỡ, răng tối màu, răng bị sâu nặng gây viêm tủy,…sẽ được mài nhỏ răng để điều chỉnh hình dáng theo tỷ lệ chuẩn, sau đó thực hiện bọc sứ để bảo vệ răng thật tốt nhất.

Dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer thường được áp dụng trong các trường hợp răng thưa, răng tối màu, răng bị nứt, hình dáng răng xấu,…Đối với dán sứ Veneer, bác sĩ chỉ cần mài một lớp rất mỏng ở mặt ngoài răng hoặc thậm chí là không cần mài. Điều này giúp bảo tồn mô răng gốc một cách tối đa.

Cải thiện hình dáng răng

Trong cách trường hợp hình dáng răng mất cân đối như răng xô lệch, răng quá dài, răng bị nứt dọc,…mài răng sẽ được chỉ định thực hiện để điều chỉnh lại hình dáng không. 

Tuy nhiên, cần lưu ý, mài răng không bọc sứ chỉ được mài với một tỷ lệ nhất định để tránh tác động đến lớp mô bảo vệ tủy răng.

Làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng cố định bằng cách sử dụng 2 răng bên cạnh làm trụ để nâng đỡ răng bị mất ở giữa. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ 2 răng trụ để tạo khoảng trống chụp mão răng sứ lên. Sau đó, khôi phục lại hình dáng thân răng mất như ban đầu.

mai-rang-co-dau-khong-1

Trường hợp nào không nên mài răng

Mài răng không được khuyến khích thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Răng yếu, nhạy cảm: Người có răng yếu, nhạy cảm khi mài răng sẽ làm tăng nguy cơ ê buốt và vỡ răng.
  • Răng lệch lạc nặng: Răng lệch nặng yêu cầu tỷ lệ mài răng lớn, do đó sẽ có khả năng xâm phạm đến cấu trúc bên trong răng.
  • Bệnh lý về răng miệng: Nếu răng đã bị sâu quá nhiều, việc mài răng có thể làm tổn thương tủy và không đảm bảo độ bền của răng sứ.
  • Người mắc các bệnh lý toàn thân: Những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi tiến hành mài răng.

Mài răng có đau không?

Khi nhắc đến việc mài răng để làm thẩm mỹ răng sứ đa số nhiều người đều có nỗi lo lắng rằng: Liệu mài răng có đau không? Câu trả lời ở đây là hoàn toàn không đau. Trước khi thực hiện, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng răng cần mài, do đó bạn sẽ không cảm giác được bất cứ sự đau nhức nào trong lúc mài răng.

Đồng thời, với sự hỗ trợ của các thiết bị nha khoa hiện đại, quá trình mài răng sẽ diễn ra rất nhanh chóng, hạn chế tối đa tình trạng ê buốt so với các loại máy mài truyền thống trước đây.

Mài răng không có cảm giác đau nhưng khi thực hiện bạn sẽ cảm thấy hơi mỏi miệng do phải há miệng trong thời gian dài. Lúc này, bạn có thể giơ tay để ra dấu cho bác sĩ nghỉ 5-10 phút.

mai-rang-co-dau-khong-3

Mài răng có ảnh hưởng gì không?

Tuy mài răng mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu thực hiện sai kỹ thuật thì có thể xảy ra một số rủi ro bao gồm:

Mất răng vĩnh viễn

Hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có đó là khi người bệnh lựa chọn mài răng ở đơn vị nha khoa không đảm bảo, gây xâm phạm đến phần tủy làm chết tủy, gây tổn thương cho răng và có nguy cơ cao bị mất răng.

Hư cấu trúc răng thật

Đối với trường hợp mài răng bọc sứ không phải ai cũng thực hiện được, mà thường được áp dụng cho răng bị hô, lệch ở mức độ nhẹ, nếu răng bị móm hoặc hô thì phương án phù hợp sẽ là niềng răng vì đối với các trường hợp nặng thì tỷ lệ mài sẽ lớn, dễ làm hỏng cấu trúc răng

Gây viêm nướu

Khi mài răng không theo tỷ lệ chuẩn thì có thể dẫn đến các dấu hiệu viêm nướu, sưng lợi,... Hơn nữa người có cơ địa nhạy cảm thường được khuyến khích không nên bọc răng kim loại vì có thể gây viêm nhiễm xung quanh chân răng.

Xuất hiện cảm giác ê buốt

Khi mài xâm lấn nhiều vào răng thật sẽ làm lộ lớp ngà răng, khiến răng trở nên nhạy cảm và thường xuyên bị ê buốt, gây cản trở trong quá trình ăn uống, đặc biệt các đồ ăn nóng lạnh.

mai-rang-co-dau-khong-2

Nguyên nhân mài răng gây đau

Mài răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản không quá phức tạp, vì vậy cảm giác đau khi thực hiện thường đến từ:

  • Bác sĩ có chuyên môn chưa vững nên việc mài răng quá nhiều vào sâu trong ngà răng sẽ gây tổn thương lớp ngà răng bảo vệ tuỷ. Do đó, việc lựa chọn các phòng khám nha khoa, bệnh viện răng hàm mặt uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, trang thiết bị hiện đại là điều vô cùng cần thiết.
  • Trang thiết bị kém chất lượng khi thực hiện sẽ khiến độ ma sát giữa mũi khoan và mô răng cao gây ảnh hưởng đến tủy làm xuất hiện tình trạng đau đớn.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh kỹ thuật mài răng cũng như giải đáp thắc mắc mài răng có đau không để mọi người chủ động lựa chọn hình thức cải thiện chức năng và thẩm mỹ phù hợp với bản thân mình. Bên cạnh đó mọi người cũng nên duy trì thói quen chăm sóc răng miệng khoa học, thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường về răng miệng và có phương pháp can thiệp phù hợp.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền