Lưỡi Bị Nứt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Lưỡi bị nứt là một tình trạng không chỉ gây ra đau rát mà còn gây ra sự không thoải mái khi nói chuyện và ăn uống. Vậy lưỡi bị nứt là bệnh gì, có nguy hiểm không? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân gây nứt lưỡi, những dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Lưỡi bị nứt là bệnh gì?
Nứt lưỡi còn được gọi là lưỡi nứt kẽ hoặc lưỡi da bìu, biểu hiện những vết rạn, rãnh và khe nứt trên bề mặt lưỡi. Theo các chuyên gia sức khỏe, lưỡi bị nứt thường là tình trạng vô hại, nhưng cần được bác sĩ hoặc nha sĩ thăm khám cho chắc chắn. Trong một số tình huống, lưỡi bị nứt đôi khi có thể xảy ra cùng với một hội chứng hoặc tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, bệnh lưỡi bản đồ hoặc hội chứng Down.
Lưỡi bị nứt ở giữa hoặc những chỗ khác có thể có:
- Các vết rạn, rãnh hoặc khe nứt xuất hiện trên đầu và mặt trên của lưỡi.
- Những vết rách này chỉ ảnh hưởng đến lưỡi.
- Các vết nứt này khác nhau về độ sâu, chúng có thể sâu tới 6mm.
- Các rãnh có thể kết nối với nhau, chia cắt lưỡi thành nhiều vùng hay thùy nhỏ.
Triệu chứng của bệnh nứt lưỡi
Các triệu chứng của bệnh nứt lưỡi thường rõ ràng nên có thể nhận biết thông qua tình trạng ở lưỡi, điển hình như:
Nứt nẻ trên bề mặt lưỡi
Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh nứt lưỡi. Các vết nứt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên lưỡi nhưng thường ở trên bề mặt lưỡi, sâu và chia lưỡi thành nhiều phần. Kích thước và độ sâu của vết nứt cũng có thể khác nhau.
Viêm sưng vùng lưỡi bị nứt
Do bị kích ứng và khó vệ sinh, các vết nứt trên lưỡi có thể bị viêm và sưng tấy. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác đau rát và khó chịu.
Nóng, rát lưỡi khi ăn
Các vết nứt có thể tiếp xúc trực tiếp với gia vị và thức ăn cay nóng gây cảm giác đau đớn, nóng rát và khó chịu khi ăn.
Hôi miệng
Thức ăn và vi khuẩn dễ dàng bám vào các khe nứt trên lưỡi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây hôi miệng.
Dấu hiệu lưỡi bị nứt
Nứt lưỡi có thể thấy rõ khi lưỡi bị chia đôi theo chiều dọc. Đôi khi, lưỡi có rất nhiều vết nứt. Lưỡi của bạn cũng có thể xuất các vết rạn. Các rãnh sâu trên lưỡi thường dễ thấy. Bác sĩ và nha sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này một cách dễ dàng. Phần trung tâm lưỡi hay bị nứt, nhưng cũng có thể có các vết nứt ở rìa lưỡi.
Bạn có thể gặp tình trạng bất thường vô hại ở lưỡi kèm với nứt lưỡi là lưỡi bản đồ. Lưỡi bình thường được bao phủ bởi các cục hồng trắng nhỏ xíu gọi là nhú lưỡi. Những người có lưỡi bản đồ do thiếu nhú ở các vùng khác nhau của lưỡi. Những điểm không có nhú lưỡi thường mịn và đỏ, phần gờ hơi nhô lên.
Cả nứt lưỡi hay lưỡi bản đồ là tình trạng không lây nhiễm và vô hại. Tuy nhiên, cả hai có thể gây ra khó chịu và tăng nhạy cảm với một số chất nhất định.
Nguyên nhân lưỡi bị nứt
Để chữa bệnh lưỡi bị nứt bạn cần xác định được nguyên nhân gây nứt là gì. Theo các chuyên gia, nứt lưỡi có thể là do di truyền, do một số hội chứng nhất định hoặc các vấn đề về sức khỏe. Cụ thể:
Do di truyền
Mặc dù vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân nhưng theo một số nghiên cứu cho thấy nứt lưỡi có thể là do di truyền. Nếu bạn sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị nứt lưỡi, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn những người khác.
Hội chứng Down và Melkersson – Rosenthal
Lưỡi nứt có thể liên quan đến hội chứng Down và hội chứng Melkersson – Rosenthal.
Hội chứng Down còn được gọi là hội chứng 3 nhiễm sắc thể 21, là tình trạng di truyền có thể gây ra nhiều khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Khi mắc hội chứng Down, người bệnh sẽ trải qua các vấn đề liên quan đến miệng, trong đó có nứt lưỡi.
Hội chứng Melkersson – Rosenthal, mặc dù không quá phổ biến, nhưng cũng là một nguyên nhân khiến lưỡi bị nứt. Khi mắc phải người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như: nứt lưỡi, sưng mặt, sưng môi trên, liệt mặt,…
Do các vấn đề sức khỏe
Theo các chuyên gia, tình trạng nứt lưỡi có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như:
- Suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu một số loại vitamin quan trọng như vitamin A, B12, Acid folic,…
- U hạt dị ứng.
- Bệnh vảy nến.
Cách điều trị lưỡi bị nứt
Cách điều trị lưỡi bị nứt phụ thuộc vào nguyên nhân gây nứt và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Bổ sung dinh dưỡng
Nếu tình trạng nứt lưỡi xuất phát từ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất, bạn nên tới các cơ sở y tế để tiến hành các phân tích sinh hóa chi tiết của máu để xác định những chất cần thiết bị thiếu trong cơ thể. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để bổ sung những chất này và tăng cường việc tiêu thụ vitamin và khoáng chất qua thực phẩm hàng ngày.
Trong trường hợp trẻ em biếng ăn hoặc người già chán ngán thực phẩm, có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại vitamin như: Vitamin C, E, B, PP, và khoáng chất như: Kẽm để phòng tránh các vết nứt lưỡi và các vấn đề liên quan.
Chăm sóc vệ sinh miệng
Nếu bạn gặp tình trạng nứt lưỡi do nguyên nhân cơ năng bẩm sinh và không gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, duy trì vệ sinh răng miệng là rất quan trọng để ngăn ngừa thức ăn bám vào các kẽ nứt và rãnh trên lưỡi, đảm bảo rằng không có nhiễm khuẩn kéo dài.
Thay đổi thói quen
Nếu nứt lưỡi xuất phát từ thói quen sinh hoạt như: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, lạm dụng chất kích thích như: Rượu bia hoặc thuốc lá, bạn cần điều chỉnh lại thói quen của mình. Hãy tập trung vào việc đánh răng đúng cách, sử dụng nước muối để súc miệng, và làm sạch lưỡi sau khi ăn. Bạn có thể thay thế nước súc miệng bằng các loại nước súc miệng tự nhiên như: Lá chè xanh, cây bạc hà, gừng, để giữ cho miệng luôn trong tình trạng tốt nhất.
Chăm sóc nha sĩ
Nếu bạn nghi ngờ có chấn thương ở lưỡi, hãy tới các trung tâm răng hàm mặt để được kiểm tra và xác định liệu có cần điều chỉnh về vị trí cắn hoặc giải quyết các vấn đề khác liên quan đến hàm răng, để đảm bảo việc ăn nhai diễn ra bình thường.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Khi bạn gặp tình trạng lưỡi bị nứt, có một số tình huống bạn nên xem xét việc gặp bác sĩ để đảm bảo sức khỏe miệng của mình được bảo vệ và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số tình huống khi bạn nên thăm bác sĩ:
- Triệu chứng kéo dài: Nếu vết nứt trên lưỡi không giảm đi sau một thời gian dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ.
- Sưng to và đau đớn: Nếu lưỡi bị nứt đi kèm với sưng to, đau đớn, hoặc các triệu chứng khác như sốt, bạn cần gấp đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
- Khó khăn khi ăn và nói: Nếu vết nứt trên lưỡi gây khó khăn khi bạn ăn, nói, hoặc nuốt thức ăn, đây cũng là dấu hiệu bạn cần thăm bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị.
Phòng ngừa bệnh nứt lưỡi
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tình trạng này:
- Giữ các thói quen chăm sóc răng miệng bình thường, bao gồm đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa.
- Đến gặp nha sĩ hai lần mỗi năm để làm sạch răng.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp mọi thắc mắc cho bạn về lưỡi bị nứt là bệnh gì. Từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt.