Lấy Tủy Răng Mấy Lần Mới Xong【BS.Tư Vấn】
Lấy tủy răng là một quy trình quan trọng trong nha khoa để điều trị các vấn đề liên quan đến tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng. Quy trình này thường cần được thực hiện trong một số lần nhất định để đảm bảo hiệu quả và tránh các biến chứng sau này. Vậy, lấy tủy răng mấy lần mới xong? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích về quy trình này.
Lấy tủy răng là gì?
Lấy tủy răng, hay còn gọi là điều trị tủy răng (root canal treatment), là một quy trình nha khoa nhằm loại bỏ phần tủy bị viêm hoặc nhiễm trùng bên trong răng. Tủy răng chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết, giúp nuôi dưỡng răng. Khi tủy răng bị tổn thương, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng, dẫn đến đau nhức và các vấn đề nghiêm trọng khác nếu không được điều trị kịp thời.
Lấy tủy răng trong trường hợp nào?
Tủy răng được ví như trái tim của răng, chứa mạch máu, dây thần thần kinh. Mỗi chiếc răng thông thường có từ 1 – 4 ống tủy, có chức năng dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng, duy trì sự sống của răng.
Bởi vậy nếu răng gặp phải những tổn thương gây viêm nhiễm, điều trị tủy răng là cách để giúp kéo dài tuổi thọ của răng. Trong các trường hợp sau, thường được chỉ định điều trị tủy răng:
- Tủy răng gãy, nứt, vỡ do va đập hoặc chấn thương, gây ra cảm giác đau và khó chịu.
- Răng đã trám nhiều lần khiến miếng trám chạm tủy răng.
- Sâu răng nghiêm trọng gây viêm nhiễm.
Lấy tủy răng mấy lần mới xong?
Thông thường, các bác sĩ nha khoa chỉ lấy tủy răng trong 1 lần điều trị. Ngay sau đó, khách hàng sẽ được tiến hành các biện pháp, hướng hồi phục răng miệng và hoàn toàn có thể ăn uống như bình thường.
Tuy nhiên, trong trường hợp hàm răng có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc xuất hiện các vấn đề bất thường khác thì bác sĩ có thể tiến hành lấy tủy răng từ 2 lần trở lên hoặc nhiều lần hơn tùy đối tượng khách hàng.
- Ở lần lấy tủy răng đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt thuốc vào lỗ chân răng nhằm diệt tủy răng. Bước này giúp cho quy trình lấy tủy răng diễn ra thuận lợi, không gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho khách hàng. Sau đó, khách hàng sẽ được tiến hành lấy tủy răng.
- Nếu điều kiện sức khỏe không đảm bảo hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn thì khách hàng cần được xử lý triệt để các vấn đề này trước khi lấy tủy răng. Trường hợp răng có ít chân thì chỉ cần lấy tủy răng trong một buổi duy nhất, còn nếu răng nhiều cần thì cần lấy tủy khoảng 3 – 4 lần mới sạch hoàn toàn.
Tóm lại, việc lấy tủy răng bao nhiêu lần còn phải phụ thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của mỗi khách hàng, kỹ thuật của bác sĩ nha khoa, máy móc hỗ trợ,…. Bạn nên tham khảo và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để tủy răng sớm được điều trị và có hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
Vì sao cần phải lấy tủy răng nhiều lần?
Với những trường hợp nhiều ống tủy và viêm nhiễm nặng bác sĩ cần chia làm nhiều lần lấy tủy. Thông thường, trong buổi hẹn thứ nhất bác sĩ sẽ lấy đi những tủy răng bên ngoài. Sau đó, sẽ dùng các dung dịch đặc biệt để sát trùng và diệt vi khuẩn sâu bên trong răng.
Tuy nhiên, khi đó vẫn chưa thể xác định chính xác xem vi khuẩn đã được làm sạch triệt để chưa. Vì vậy, bác sĩ sẽ đặt thuốc kháng khuẩn vào răng và hàn trám tạm thời lại.
Sau khoảng 5 – 7 ngày, bạn quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra. Nếu không xảy ra hiện tượng viêm nhiễm hay đau nhức bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám vĩnh viễn. Nếu có xảy ra đau nhức, bác sĩ sẽ tiếp tục làm sạch ống tủy và kiểm tra xem có ống tủy nào còn sót lại không. Sau đó, bạn cần đợi thêm vài ngày nữa rồi mới tái khám để đảm bảo tủy răng bị viêm nhiễm được loại bỏ hoàn toàn.
Ngoài ra,lấy tủy răng diễn ra nhiều lần có thể do các nguyên nhân sau:
- Nếu ống tủy răng bị dị thường, bác sĩ không thể nào lấy tủy răng trong 1 lần duy nhất nên cần diễn ra nhiều lần.
- Nếu nha khoa áp dụng lấy tủy răng truyền thống bằng tay thì không thể lấy tủy răng trong một lần duy nhất.
- Do tình trạng viêm tủy của từng khách hàng, nếu mức độ viêm nhiễm nặng cũng sẽ ảnh hưởng tới số lần tới lấy tủy răng.
- Nếu bệnh nhân có sức khỏe kém, không thể nằm trên ghế răng lâu, buộc bác sĩ sẽ phải chia ra làm nhiều lần lấy tủy.
Lấy tủy răng lần 2 có đau không?
Lấy tủy răng lần 2 có đau không còn tùy thuộc vào việc tủy viêm được điều trị triệt để hay chưa hoặc bác sĩ có thực hiện đúng kỹ thuật không. Nếu tủy răng vẫn bị viêm nhiễm, còn sót lại trong ống tủy thì sẽ tiếp tục gây đau nhức cho bệnh nhân nếu bác sĩ không biết cách xử lý.
Tuy nhiên, bệnh nhân không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để tiếp tục điều trị đợt 2. Lúc đó, người bệnh sẽ không có cảm giác gì, chỉ hơi nhói lúc bị can thiệp sâu xuống dưới chân ống tủy.
ST Dentist - Nha khoa điều trị tủy răng uy tín và chất lượng
Để tránh trường hợp phải đi điều trị tủy nhiều lần, bệnh nhân cần lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện. Tại đây, đội ngũ bác sĩ thường có tay nghề cao, kinh nghiệm dồi dào và được hỗ trợ bởi nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nên sẽ lấy tủy nhanh chóng hơn, ít đau và đảm bảo an toàn.
Nha khoa ST Dentist là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu tại TP HCM. Bên cạnh đội ngũ Bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm, nha khoa còn áp dụng công nghệ hiện đại trong lấy tủy, giúp lấy tủy dễ dàng, triệt để. Hạn chế tối đa các biến chứng.
Khi đến ST Dentist, bệnh nhân sẽ được thực hiện lấy tủy theo quy trình chuẩn của Sở Y Tế, đặc biệt yếu tố vô trùng luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, bệnh nhân có thể an tâm tuyệt đối khi chữa tủy tại nha khoa ST Dentist.