Lấy Chỉ Máu Răng Là Gì? Có Đau Không? Khi Nào Nên Lấy?

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Năm, 13 Tháng Hai 2025

Lấy chỉ máu răng, hay còn gọi là điều trị tủy, là một thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm hoặc hoại tử. Nhiều người lo lắng về việc liệu lấy chỉ máu răng có đau không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nha!

lay-chi-mau-rang

Lấy chỉ máu răng là gì

Thực chất, lấy chỉ máu răng là một tên gọi khác của phương pháp điều trị tủy răng. Mà tủy răng là một bộ phận nằm sau bên dưới răng, đóng vai trò quan trọng như cơ quan quản lý và điều phối các kích thích từ bên ngoài tác động lên răng.

Thông thường phương pháp lấy chỉ máu răng này chỉ thực hiện đối với những chiếc răng có tủy bị tổn thương nặng hoặc viêm, mục đích là để làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu mà nó mang đến cho răng. Ngoài ra giúp chấm dứt tình trạng viêm tiến triển gây hỏng răng.

Lấy chỉ máu răng có đau không?

Lấy chỉ máu răng có đau không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, nhất là những người chịu đau kém. Thực tế, quá trình lấy tủy răng có tiêm tê tại chỗ. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ được hạn chế tối đa đau nhức, và chỉ cảm thấy hơi cứng hàm một chút.

Việc lấy chỉ máu sẽ được tiến hành một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và không gây khó chịu. Sau khi lấy tủy răng từ 1-2 giờ, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi ê răng. Điều này là do với trám còn mới, chưa kịp thích nghi với môi trường răng miệng.

Nếu như sau khi lấy tủy răng, bệnh nhân cảm thấy đau nhức, sưng hoặc có mũ thì phải ngay lập tức quay trở lại nha khoa để được tiến hành kiểm tra. Vì có thể phần tủy chết vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Hoặc trong quá trình thực hiện đã làm các mô mềm bị tổn thương.

lay-chi-mau-rang-1

Các trường hợp cần lấy chỉ máu răng

Trường hợp nào cần phải lấy chỉ máu ở răng là do bác sĩ quyết định. Sau khi thăm khám kỹ càng và nắm được tình hình sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ định hướng điều trị thích hợp nhất. Một số trường hợp bắt buộc phải lấy chỉ máu răng là:

  • Răng thường xuyên bị đau nhức âm ỉ, nhất là khi ăn nhai.
  • Thường xuyên bị chảy máu ở chân răng, nướu bị sưng và răng có dấu hiệu lung lay.
  • Xuất hiện ổ mủ ở chân răng, cơn đau lan sang cả vùng mặt.
  • Răng bị vỡ mẻ vết lớn làm lộ tủy răng bên trong, bị nhiễm trùng.
  • Răng bị sâu mức độ nghiêm trọng, làm răng chết tuỷ bên trong.

Như vậy, đau răng, nhức răng, răng lung lay, răng nhạy cảm với nhiệt độ,… chính là những dấu hiệu cảnh báo tủy răng của bạn đã bị tổn thương. Bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định có cần phải chữa tủy răng hay không.

Thực tế, có không ít trường hợp chủ quan với các biểu hiện vừa nêu, hoặc chỉ uống thuốc chống viêm, súc miệng nước muối,… để khắc phục tạm thời. Điều này làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí là hoại tử. Vì vậy, nếu bạn thuộc các trường hợp cần phải lấy chỉ máu răng thì không nên chần chừ.

Quy trình lấy chỉ máu răng

Trước khi lấy chỉ máu răng

  • Thăm khám và chụp X-quang: Bước thăm khám tổng quan tình hình răng miệng giúp đánh giá sơ bộ về vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Chụp X-quang là kỹ thuật giúp xác định tủy có bị tổn thương hay không cũng như vị trí, số lượng ống tủy cần điều trị.
  • Gây tê: Sau khi làm sạch khoang miệng, bác sĩ tiêm thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau cho bệnh nhân và giúp quá trình trị tủy diễn ra thuận lợi.

lay-chi-mau-rang-2

Lấy chỉ máu

  • Mở ống tủy: Để tiếp cận tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng như khoan, trâm tay để đục một lỗ trên bề mặt răng.
  • Loại bỏ tủy và làm sạch: Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ kim, dũa, chồi để lấy tủy bị nhiễm trùng hoặc hoại tử ra khỏi ống tủy. Chụp phim lại một lần nữa để xem tủy hỏng đã được làm sạch hết hay chưa?
  • Tạo hình và định hình ống tủy: Ống tủy sau khi được làm sạch cần tạo hình lại để chuẩn bị cho quá trình trám bít.
  • Trám bít ống tủy: Nha sĩ sẽ dùng các vật liệu chuyên dụng để bịt lại ống tủy và nếu có điều kiện, bạn nên bọc sứ những chiếc răng đã trị tủy để giữ răng lâu bền.

Sau khi lấy chỉ máu

  • Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà.
  • Hẹn lịch để bọc răng hoặc tái khám cho bệnh nhân.

Những lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi lấy chỉ máu răng

Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất và bảo vệ sức khỏe răng miệng sau khi lấy chỉ máu răng, bạn cần lưu ý những điều sa

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn thừa giữa các kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng cho răng nhạy cảm sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Tránh ăn thức ăn cứng, dai hoặc quá nóng hay lạnh: Trong vài ngày đầu sau khi lấy chỉ máu răng, bạn nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai và tránh thức ăn cứng, dai hoặc quá nóng hay lạnh vì có thể gây kích ứng răng, khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nên cắt nhỏ thức ăn thành miếng nhỏ trước khi ăn và nhai kỹ.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của nha sĩ: Nếu nha sĩ kê cho bạn thuốc giảm đau hoặc kháng sinh, hãy sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của nha sĩ.
  • Tránh hút thuốc lá và sử dụng rượu bia: Thuốc lá, rượu bia có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương của răng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nên hạn chế hoặc cai nghiện thuốc lá, rượu bia để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ: Sau khi lấy chỉ máu răng, bạn cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng, đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Nha sĩ có thể sẽ chụp X - quang để kiểm tra xem ống tủy đã được trám bít hoàn toàn hay chưa và có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.

Tóm lại, lấy chỉ máu răng là một phương pháp phổ biến khi răng gặp các vấn đề sức khoe nghiêm trọng. Tuy nhiên quá trình này cũng không đến mức phức tạp và mang lại nhiều đau đớn cho bạn. Bởi đã có sự hỗ trợ từ các nha sĩ và thuốc gây tê. Cho nên bạn không cần quá lo lắng nếu được nha sĩ chẩn đoán cần phải điều trị bằng cách lấy chỉ máu răng. Hãy tìm hiểu thật kỹ các vấn về xung quanh và giữ cho mình một tinh thần thoải mái, ổn định khi thực hiện bạn nhé!

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
9430
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode
123456