Làm Sao Để Bé Thay Răng Đẹp【BS.Chia Sẻ】
Trẻ em thường bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn khi đủ 5 – 6 tuổi. Thời gian để răng vĩnh viễn mọc hoàn thiện thường là 6 – 7 năm. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng vì nó quyết định đến vị trí của răng sau này, chính vì vậy làm sao để bé thay răng đẹp là điều được nhiều cha mẹ thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.
Trẻ bắt đầu thay răng từ khi nào?
6 năm đầu đời sẽ là khoảng thời gian trẻ sở hữu răng sữa. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong nhai nghiền thức ăn, thẩm mỹ và định hướng nơi mọc răng vĩnh viễn. Thời gian mọc răng sữa của trẻ bắt đầu từ 6 tháng tuổi.
Lịch mọc răng của trẻ kéo dài khoảng 2 năm, khi lên 3 tuổi, hầu hết trẻ em đều có đủ răng sữa. Trẻ nhỏ sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa và sẽ được thay thế thành 32 chiếc răng vĩnh viễn khi đến tuổi trưởng thành. Răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng.
Vậy trẻ mấy tuổi thay răng sữa? Câu trả lời là bắt đầu vào khoảng 5 hoặc 6 tuổi. Lúc này, những chiếc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu lung lay và rụng dần để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, tuổi thay răng của các trẻ không hoàn toàn giống nhau, có trẻ có thể bắt đầu thay răng khi 4 tuổi, cũng có thể khoảng 7- 8 tuổi. Đa phần, các bé gái sẽ thay răng sớm hơn các bé trai và chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên được thay thường là răng cửa hàm dưới. Có một lưu ý nếu trẻ thay răng quá sớm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám nha sĩ.
Làm sao để bé thay răng đẹp?
Nhiều bố mẹ thắc mắc rằng, làm sao để bé thay răng đều và đẹp? Bởi quá trình thay răng sữa của trẻ thường kéo dài lên đến 6 năm. Để các bé có một hàm răng trắng sáng, mọc thẳng đều thì ngay từ giai đoạn răng sữa, bố mẹ cần phải áp dụng các biện pháp chăm sóc tốt từ ăn uống cho đến sinh hoạt, rèn luyện cho con thói quen chăm sóc răng miệng và cho trẻ đi thăm khám nha khoa trẻ em đúng hạn.
Ngoài ra, để đảm bảo bé thay răng đều, bố mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi sự phát triển răng ở trẻ để có thể sớm phát hiện những bất thường và kịp thời khắc phục. Trong đó, dễ thấy nhất là các trường hợp răng vĩnh viễn mọc chậm, mọc sai lệch, chen chúc, bị thưa hoặc hô, móm.
Nắm vững các giai đoạn thay răng
Việc nắm rõ các giai đoạn thay răng ở trẻ sẽ giúp bố mẹ có những hành động chăm sóc phù hợp và kịp thời để bé có thể thay răng đều, đẹp. Hiểu rõ được quá trình thay răng sẽ giúp bố mẹ có thể hỗ trợ con trong việc phát triển xương hàm một cách thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, khi biết rõ giai đoạn nào răng sẽ mọc hoặc rụng, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ phù hợp, tránh các vấn đề như viêm nướu hay sâu răng. Nắm bắt được lịch trình thay răng cũng giúp bố mẹ có thêm kiến thức để giúp phòng ngừa sớm các vấn đề về răng miệng cho trẻ, giảm thiểu nguy cơ phải thực hiện các phẫu thuật chỉnh hình răng miệng sau này.
- 6 – 7 tuổi: Bé lần lượt thay răng lần đầu, thường là 2 chiếc răng sữa hàm dưới và 2 chiếc răng sữa hàm trên.
- 7 – 8 tuổi: Bé thay 2 răng cửa hàm trên và 2 răng cửa hàm dưới.
- 9 – 11 tuổi: Bé đến giai đoạn thay 2 chiếc răng hàm số 1 ở hàm trên, sau đó đến 2 chiếc răng hàm số 1 nằm tại hàm dưới.
- 9 – 12 tuổi: Bé tiến hành thay 2 chiếc răng nanh hàm dưới.
- 10 – 12 tuổi: Bé bắt đầu thay 2 răng nanh hàm trên, tiếp đến là 2 răng số 2 hàm dưới và sau cùng là 2 răng hàm số 2 hàm trên.
Không nhổ răng sữa khi chưa sẵn sàng rụng
Đối với quá trình thay răng thông thường, khi các răng vĩnh viễn bắt đầu trồi lên sẽ gây áp lực tới răng sữa phía trên, khiến chúng lung lay và tự rụng. Lúc này, khoảng trống mà những chiếc răng sữa để lại đã đủ lớn và có chức năng hướng dẫn cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
Vì vậy, để bé thay răng đều và đẹp, bố mẹ không nên cho các bé tự ý nhổ răng sữa khi răng chưa sẵn sàng để rụng. Nếu gặp bất kỳ bối rối nào, bố mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp
Răng của trẻ nhỏ thường khá yếu và nhạy cảm hơn so với người lớn. Do đó, ba mẹ cần lựa chọn kem đánh răng phù hợp, không nên cho bé sử dụng chung kem đánh răng của người lớn sẽ làm hại men răng.
Đồng thời, ba mẹ cũng nên thay bàn chải đánh răng cho bé thường xuyên, tốt nhất nên 3 tháng thì thay bàn chải một lần để đảm bảo hạn chế vi khuẩn có hại. Ba mẹ cũng cần dạy trẻ đánh răng đúng cách và theo dõi quá trình đánh răng của bé, chỉ nên đánh khoảng 2 - 3 phút cho mỗi lần.
Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng thêm nước súc miệng không cay hoặc nước muối sinh lý cho bé để hàm răng được bảo vệ tốt nhất. Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp giúp bé thay răng đẹp.
Tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé
Làm sao để bé thay răng đẹp thì việc vệ sinh răng miệng hằng ngày là điều hết sức quan trọng. Để đảm bảo bé có được hàm răng khỏe mạnh và hạn chế các bệnh lý về răng nướu gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.
Đặc biệt, khi răng sữa đã được thay vĩnh viễn thì ba mẹ lại càng phải theo dõi, cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ vào mỗi buổi sáng và tối để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ
Dù cha mẹ có làm nhiều cách để giúp cho bé thay răng trắng đẹp nhưng không hiểu vì sao răng bé vẫn cứ bị sâu. Nguyên nhân có thể do bé đã ăn quá nhiều các loại thức ăn, đồ uống có đường như kẹo, bánh ngọt, soda, nước hoa quả, đồ uống thể thao và có tính axit.
Bé bị sâu răng là do đường trong các loại bánh kẹo giúp các vi khuẩn trong răng bé tiết ra nhiều axit hơn; làm mòn men răng và khiến răng bị đen.
Loại bỏ các thói quen xấu
Các thói quen xấu như: Nghiến răng, mút tay, đẩy lưỡi,…rất dễ khiến răng mọc lệch, chính vì vậy cha mẹ hãy tập cho bé loại bỏ các thói quen này, nhất là trong giai đoạn vừa mới thay răng.
Khám răng định kỳ
Trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn, răng của trẻ chưa thực sự ổn định và có thể bị xô lệch bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, thói quen ăn kẹo, bánh thường xuyên của trẻ rất dễ gây sâu răng.
Vậy làm sao để bé thay răng đẹp? Câu trả lời chính là cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để đảm bảo răng bé luôn chắc khỏe và phát triển đúng “quỹ đạo”.
Những thói quen xấu ảnh hưởng đến cấu trúc răng của trẻ
Trong quá trình phát triển có một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng cửa bé:
Mút tay
Thói quen mút tay có thể dẫn đến tình trạng lệch lạc răng. Thói quen này sẽ vô tình đẩy răng cửa trên mọc chìa ra ngoài và răng cửa dưới mọc nghiêng vào trong khiến hai hàm không khít nhau khi cắn lại. Đối với những trẻ mút tay càng nhiều, răng mọc lệch lạc sẽ càng cao.
Thở miệng
Việc thường xuyên thở miệng khi ngủ sẽ làm cho răng hàm trên phát triển về trước khiến cung răng nhọn hơn, hàm răng bị hô, vẩu, khớp cắn sâu và khớp cắn hở, các răng cửa sẽ không thể cắn khít lại được.
Đẩy lưỡi
Đẩy lưỡi là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường khi trẻ nuốt. Tuy nhiên, nếu thực hiện trong một khoảng thời gian dài có thể làm sai lệch vị trí của răng. Đối với những trẻ không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi sẽ làm tăng nguy cơ lệch lạc răng.
Cắn môi
Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới. Nếu không can thiệp kịp thời, thói quen này làm nhóm răng cửa hàm trên nhô ra, không khít khi cắn lại, trẻ phát âm không chuẩn.
Cắn móng tay
Thói quen này thường gặp ở các bé trong độ tuổi đi học. Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, răng bị mòn dần, men răng bị mẻ gây mất thẩm mỹ vô cùng.
Trong bài viết trên nha khoa ST Dentist đã giải đáp cho ba mẹ về câu hỏi làm sao để bé thay răng đẹp. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích vừa rồi, ba mẹ sẽ biết được cách chăm sóc hiệu quả trong quá trình thay răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ.