Khớp Cắn Đối Đầu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Năm, 26 Tháng Mười Hai 2024

Khớp cắn đối đầu là một tình trạng sai lệch khớp cắn thường gặp trong nha khoa. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc răng và thẩm mỹ khuôn mặt. Vậy khớp cắn đối đầu là gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ.

khop-can-doi-dau

Khớp cắn đối đầu là gì?

Khớp cắn đối đầu hay còn được gọi là khớp cắn đối đỉnh, là tình trạng nhóm răng cửa hàm trên chạm vào nhóm răng cửa hàm dưới khi hàm ở trạng thái nghỉ (không có bất kỳ hoạt động nào). Đây là dạng sai lệch khớp cắn thuộc trường hợp nhẹ của khớp cắn ngược. Khi nhìn thẳng, tình trạng này dễ bị nhầm lẫn là khớp cắn chuẩn, nhưng về bản chất 2 trường hợp này hoàn toàn khác nhau:

◾Khớp cắn chuẩn: Nhóm răng cửa hàm trên trên trùm lên nhóm răng cửa hàm dưới, đồng thời rìa răng hàm dưới tiếp xúc với chân răng hàm trên.

◾Khớp cắn đối đầu: Rìa của nhóm răng cửa hai hàm chạm vào nhau ở trạng thái nghỉ, còn nhóm răng hàm có thể chạm hoặc không chạm vào nhau tạo nên khoảng trống giữa cung hàm. Ngoài ra, nếu nhìn nghiêng bạn sẽ thấy rõ môi hàm trên thụt vào trong.

Nguyên nhân gây khớp cắn đối đầu

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn đối đầu? Theo các nghiên cứu chuyên khoa khớp cắn đối đầu do các nguyên nhân dưới đây:

Di truyền

Nhiều trường hợp khớp cắn đối đầu có thể do yếu tố di truyền, tức là được thừa hưởng từ cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình có tình trạng tương tự.

Phát triển hàm và răng không đồng đều

Khi quá trình phát triển hàm và răng diễn ra không đồng đều, các răng có thể không cắn vào nhau một cách chính xác, dẫn đến khớp cắn đối đầu.

Thói quen xấu từ nhỏ

Những thói quen như mút ngón tay, ngậm núm ti hoặc dùng bình sữa lâu dài có thể làm thay đổi cấu trúc của hàm và răng, gây ra khớp cắn đối đầu.

Mất răng

Tình trạng mất răng mà không được thay thế hoặc mất răng không đồng đều có thể tạo ra khoảng trống giữa các răng, dẫn đến sự sai lệch trong khớp cắn.

Do các tổn thương và phẫu thuật liên quan đến vùng mặt

Các chấn thương hoặc phẫu thuật trong khu vực miệng và hàm có thể gây ra thay đổi trong khớp cắn. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khớp cắn đối đầu.

Những ảnh hưởng của khớp cắn đối đầu

Tình trạng khớp cắn đối đầu là 1 trường hợp có thể dễ dàng điều trị không quá khó khăn. Phương pháp điều trị cho tình trạng này thường thời gian không kéo quá lâu như các tình trạng như hô, móm… Dưới đây là một số ảnh hưởng của tình trạng khớp cắn đối đầu:

  • Đối với tình trạng khớp cắn đối đầu sẽ bị ảnh hưởng khi ăn nhai. Bởi vì khi ăn nhai hai hàm không khít vào nhau khiến khớp cắn dễ bị cứng, mỏi.
  • Khớp cắn đối đầu ảnh hưởng ăn nhai. Khi ảnh hưởng ăn nhai sẽ ảnh hưởng đến đường ruột. Nếu khớp cắn đối đầu có răng hàm không chạm nhau sẽ làm giảm chức năng ăn nhai, hàm răng không thể nghiền nát thức ăn dẫn đến nhiều hệ lụy khác liên quan đến hệ tiêu hóa, dạ dày,…
  • Các răng dễ bị mài mòn, nhất là răng cửa làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
  • Tình trạng răng khớp cắn không chuẩn thì men răng cũng ảnh hưởng. Men răng khi bị mòn sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng, viêm tủy và một số bệnh lý khác.
  • Răng bị mài mòn càng nhiều thì răng càng yếu, lâu ngày dẫn đến tình trạng sứt, mẻ, gãy rụng.

Cách khắc phục tình trạng khớp cắn đối đầu

Bọc răng sứ cho khớp cắn đối đầu

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp bọc sứ để điều chỉnh khớp cắn đối đầu do răng.

Quy trình bọc răng sứ bao gồm mài cùi răng, lấy dấu, thiết kế và sau đó lắp mão sứ mới lên răng. Mão sứ mới sẽ có hình dáng và màu sắc tương tự răng tự nhiên, có độ bền gấp 3 lần so với răng gốc.

Niềng răng chữa khớp cắn đối đầu

Niềng răng là một phương pháp phổ biến để điều trị tình trạng này. Nó có khả năng cải thiện hoàn toàn vị trí của răng mà vẫn bảo tồn răng tự nhiên.

Các bác sĩ sử dụng các khí cụ chuyên dụng để tác động lực lên răng, đưa chúng dịch chuyển đến vị trí mong muốn. Có nhiều loại niềng răng khác nhau để bạn lựa chọn, bao gồm niềng răng mắc cài thường, niềng răng mắc cài tự động, và niềng răng khay trong suốt. Loại niềng nào thích hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng của răng miệng, nhu cầu thẩm mỹ và khả năng tài chính của mỗi người. Thời gian áp dụng niềng răng có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm.

Phẫu thuật hàm

Trường hợp bệnh nhân bị khớp cắn đối đầu phức tạp và nguyên nhân chủ yếu là do xương hàm phát triển bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật hàm. Khi đó, bác sĩ sẽ cắt và đưa xương hàm về vị trí phù hợp để khôi phục lại khớp cắn chuẩn.

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn đối đầu là do răng lẫn xương hàm, bệnh nhân cần phải kết hợp thực hiện cả 2 phương pháp niềng răng và phẫu thuật hàm để đem lại hiệu quả tối ưu.

Hy vọng qua những thông tin hữu ích được chia sẻ ở bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng khớp cắn đối đầu. Để biết được mình có đang gặp phải tình trạng này hay không, hãy đến ngay Nha khoa ST Dentist hoặc gọi hotline 0898.909.333 để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền