Khô Miệng Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Khô miệng khi ngủ dậy sau mỗi buổi sáng sẽ khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, cơ thể luôn trong tình trạng khát nước. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này là do cơ thể thiếu nước, tổn thương dây thần kinh, tuổi tác… Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy hãy tìm hiểu ngay tình trạng này qua những thông tin trong bài viết.
Khô miệng khi ngủ dậy là gì?
Nước bọt trong miệng có chức năng giúp trung hòa axit do vi khuẩn sản sinh, rửa trôi thức ăn, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra các bệnh lý về miệng. Nước bọt còn giúp kích thích tăng vị giác, giúp hoạt động nhai nuốt trở nên thuận lợi hơn, đặc biệt nước bọt còn tiết ra enzym giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Khô miệng khi ngủ dậy là tình trạng tuyến nước bọt không điều tiết đủ nước bọt để giữ cho khoang miệng ẩm ướt. Ngoài ra, miệng bạn còn xuất hiện thêm một số hiện tượng khác như khát nước, khô môi, khô cổ họng, hơi thở có mùi, đau họng…
Nguyên nhân khô miệng khi ngủ dậy
Ngủ dậy bị khô miệng sau mỗi buổi sáng hoặc sau mỗi khi thức dậy khiến bạn luôn trong tình trạng khát nước. Nó làm cho bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và nguyên nhân là do sự điều tiết nước bọt trong khoang miệng bị suy giảm.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi điều tiết bất thường này là gì?
- Do cơ thể thiếu nước: Khi bạn không cung cấp đủ nước trong 1 ngày sẽ khiến cho việc trao đổi chất, bài tiết trong cơ thể bị ngừng trệ. Lúc này tất cả lượng nước được cung cấp cho cơ thể đều được sử dụng cho các quá trình này nên dẫn đến tuyến nước bọt trong khoang miệng không đủ nước để làm nhiệm vụ của mình.
- Một số thuốc trong quá trình điều trị, hóa trị sẽ làm cho bạn mỗi buổi sáng ngủ dậy hay bị khô miệng.
- Thói quen ngủ thở bằng miệng cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp tình trạng sáng ngủ dậy bị khô miệng.
- Một số bệnh lý toàn thân như trào ngược dạ dày, tiểu đường cũng là nguyên nhân khiến tuyến nước bọt trong khoang miệng bị “cạn kiệt”.
- Do tuổi tác: Những người cao tuổi thường hay dùng nhiều thuốc và các hệ bài tiết của cơ thể bị suy giảm dẫn đến tình trạng khô miệng sau khi thức giấc.
- Tổn thương dây thần kinh: Những tác động vào dây thần kinh ở não bộ và ổ cô có thể làm cho việc tiết nước bọt bị gián đoạn dẫn đến tình trạng khô miệng.
- Sử dụng thuốc lá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, bởi vậy nên bạn sẽ thấy khô miệng nhất là vào ban đêm.
- Phụ nữ mang thai hay mãn kinh thường thay đổi lượng hoocmon có trong cơ thể.
Khô miệng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?
Hầu như rất nhiều người đều không quan tâm về hiện tượng khô miệng khi ngủ dậy, nhưng không biết rằng ẩn sau hiện tượng này có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của bản thân.
Chứng khô miệng hay đi kèm theo với hiện tượng ít nước bọt. Lúc này, tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng giúp bạn cảm nhận được mùi vị, tiêu hóa thức ăn dễ dàng, trung hòa axit thức ăn trong khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám ở nướu, giúp vi khuẩn không tấn công men răng. Nếu nước bọt trong khoang miệng không được cung cấp đầy đủ, sẽ khiến miệng bị khô, gây ra tình trạng hôi miệng, làm ảnh hưởng đến tâm lý tự tin trong giao tiếp.
Khô miệng sau khi ngủ dậy có thể xuất phát từ những bệnh lý cơ thể như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm nha chu… Nếu chúng không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cả sức khỏe của bạn. Nhiều người bị khô miệng do có thói quen thở bằng miệng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
Biện pháp khắc phục khô miệng khi ngủ dậy
Để góp phần hỗ trợ và khắc phục tình trạng sau khi ngủ dậy là:
- Sử dụng các loại kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường sau khi ngủ dậy để kích thích tiết nước bọt.
- Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc lá.
- Tránh các loại thức ăn khô hoặc cay nóng nhiều.
- Sử dụng các loại máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ.
- Kiểm soát đường huyết ở người mắc đái tháo đường.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế các bệnh lý răng miệng là hậu quả của chứng khô miệng khi ngủ dậy.
- Đi thăm khám định kỳ hoặc đến gặp các chuyên gia y tế khi tình trạng khô miệng khi ngủ dậy kéo dài hoặc có xu hướng này càng trầm trọng.
Việc khô miệng khi ngủ dậy xuất phát từ những thói quen xấu thì bạn nên xem xét và thay đổi để dần có những thói quen tích cực, giữ sức khỏe răng miệng được tốt hơn.
Nếu tình trạng khô miệng chỉ diễn ra trong vài ngày thì không đáng lo ngại, nó xuất phát từ sự tác động bên ngoài, chỉ cần điều trị vào yếu tố tác động nên tình trạng này sẽ được khắc phục ngay. Ngược lại, nếu khô miệng kéo dài thì bạn không nên thờ ơ với nó, cần đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra các nguyên nhân gây khô miệng là gì để có biện pháp xử lý triệt để.
Nếu khô miệng xuất phát từ các bệnh lý trong cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm để giúp khắc phục tình trạng này, đồng thời cải thiện sức khỏe được tốt hơn.
Bên cạnh những chia sẻ trên đây nếu còn vấn đề gì thắc mắc liên quan đến nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy các bạn có thể liên hệ hotline 0898.909.333 để bác sĩ tư vấn chi tiết nha. Chúng tôi luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý tốt nhất để bảo vệ cho sức khỏe của bạn.